Bé té ngã đập phía sau đầu khi nào thì cần đưa đi bệnh viện?

Đồ cúng Tâm Linh Việt - Nơi lưu giữ bản sắc văn hóa VN
Bé té ngã đập phía sau đầu khi nào thì cần đưa đi bệnh viện?
Ngày đăng: 23/04/2023 14:41:40:PM   -     Lượt xem: 885
 Mục lục bài viết

    Trẻ nhỏ chơi đùa và có những ngã đập đầu phía sau là chuyện thường xuyên xảy ra đặc biệt là trong giai đoạn bé bắt đầu tập bò, tập đi. Mẹ không được xem nhẹ mà bỏ qua, vì rất có thể là nguyên nhân gây biến chứng sọ não nặng nề. Việc của mẹ là nên theo dõi sát sao tình trạng của bé để phòng trường hợp xấu nhất có thế xảy ra. Vậy sau khi té thì khi nào mẹ đưa bé đến bệnh viện?

    Trẻ nhỏ hiếu động và chơi đùa vì thế việc bé té ngã là rất bình thường. Tuy vậy, không vì thế mà bố mẹ xem thường “tai nạn” đầu đời của trẻ. Hãy quan sát bé trong tầm mắt, lường trước những tình huống có thể xảy ra. Thanh chắn, đệm, gối đều là những vật có thể giảm va đập rất hiệu quả. Gia đình cùng tham khảo các tình trạng của bé sau khi té ngã dưới đây nhé.

    Chú ý những triệu chứng sau đó của bé

    Bé chưa có những phát triển toàn diện như người trưởng thành vì thế mẹ cần quan sát kỹ lưỡng để biết được cú ngã có an toàn hay không. Nếu đầu chỉ có vết sưng nhẹ hoặc bầm tím mà trong vòng 1 đến 2 ngày sau bé vẫn cười đùa và tỉnh táo mà không có dấu hiệu gì bất thường thì mẹ có thể yên tâm. Mẹ cần quan sát kỹ lưỡng để tìm ra dấu hiệu bất thường ở trẻ.

    Bố mẹ cần bình tĩnh khi bé bị té ngã Bố mẹ cần bình tĩnh khi bé bị té ngã

    Khi bé bị ngã đập đầu phía sau bố mẹ cần làm gì?

    • Bố mẹ bình tĩnh quan sát tư thế ngã của bé sau tai nạn để xác định vùng chấn thương trên cơ thể.
    • Nhẹ nhàng bế bé lên giường, tuyệt đối không sinh thái độ giận giữ và quát mắng bé.
    • Nếu bé có triệu chứng ban đầu như nôn ói, ngất. Khi nôn ói thì biểu hiện cụ thể ra sao? Nôn vọt hoặc oẹ ra nước miếng. Chất nôn có gì lạ hay không?
    • Mũi, mắt, đầu có bị chảy máu không? Tay chân bé có bị đau hay có triệu chứng gãy tay, chân hay không?
    • Ngay cả những ngày tiếp theo nếu bé có dấu hiệu chóng mặt, nhức đầu, hay lừ đừ thì đều là những dấu hiệu quan trọng.
    • Khi ngủ nếu bé có la hoảng loạn, giật mình, quấy khóc cũng là yếu tố nên xem xét.
    • Thông thường sau khi té, nếu có biến chứng về não thì sẽ phát hiện 36 đến 48 tiếng.

    Khi bé té ngã trường hợp nào bố mẹ cần đưa đến bệnh viện?

    Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy tình trạng chấn thương sọ não sau tai nạn là có và thậm chí là nặng dần. Bố mẹ cần khẩn trương đưa bé đến bệnh viện gần nhất để bác sĩ chuyên môn can thiệp sớm bằng ngoại khoa để có khả năng phục hồi cao hơn.

    Xem thêm các mẹo khác:

    Những dấu hiệu bất thường: đau đầu càng lúc tăng dần, có nôn ói thậm chí là nhiều lần và đặc biệt là nôn vọt. Biểu hiện lừ đừ, ngủ gà ngủ gật, có dấu hiệu bất tỉnh, lơ mơ, giọng nói yếu.

    • Ở tai bị chảy dịch, ở cả lỗ mũi có chảy máu, quanh mắt bầm tím và có tụ máu xung quanh.
    • Cơ thế yếu và liệt nửa người, không đứng thăng bằng vững, có thể không nói được và đồng tử giãn nở một bên mắt.

    Can thiệp sớm sẽ giảm thiểu chấn thương Can thiệp sớm sẽ giảm thiểu chấn thương

    • Bé bất tỉnh sau khi té đập đầu: Nếu bé bất tỉnh mặc dù chỉ vài giây thôi nhưng điều đó cho thấy lực va đập mạnh khiến bé bị máu tụ. Còn tình trạng bé khóc thét ngay sau khi ngã thì bé vẫn còn tỉnh táo.
    • Rối loạn tri giác: Có vài trường hợp trẻ tỉnh táo ngay sau khi té nhưng lại bắt đầu xuất hiện dấu hiệu như: kích động, khó dỗ dành, bé lơ mơ và tiếp xúc kém thì đó là biểu hiện của rối loạn tri giác. Còn nếu bé chống cự không để bố mẹ chườm lạnh nghĩa là bé vẫn còn tiếp xúc tốt.
    • Bé nôn trên 3 lần thì nên đi khám: Ngay cả sau những cú ngã an toàn, thậm chí là không có bị chấn thương sọ não thì việc bé nôn 1 hoặc 2 lần là bình thường. Nguyên nhân có thể do bé khóc nhiều hay sang chấn đến hộp sọ. Nếu bé nôn 3 lần liên tục trong thời gian ngắn thì bố mẹ đưa bé đi khám ngay.
    • Bé đi loạng choạng không giữ được thăng bằng: Không ít bé bị chóng mặt ngay sau khi ngã, thực tế điều này không có gì nguy hiểm. Nhưng với việc bé mất kiểm soát thăng bằng, đứng lên ngã xuống thì là vấn đề nghiêm trọng hơn.

    Riêng các bé chưa biết đi thì nên quan sát khi bé ngồi bò có biểu hiện bất thường không.

    Quan sát từng dấu hiệu nhỏ nhất Quan sát từng dấu hiệu nhỏ nhất

    Trường hợp bé ngã đập đầu phía sau trong vòng 24 giờ thì mắt có thể bị lác, đồng tử hai bên không đều, khi đi lại vấp ngã hoặc thậm chí lao vào các đồ vật như không hề nhìn thấy.

    Các dấu hiệu khác bố mẹ cần quan sát

    • Bé quấy khóc khó dỗ
    • Tay chân bị yếu dần đi thậm chí không cử động
    • Bé ngủ li bì, ý thức kém
    • Màu da chuyển từ bình thường sang nhạt màu và tím tái
    • Nhịp thở không đều, hoặc thở nông, hoặc có cơn ngừng thở 10 đến 20 giây
    • Co giật

    Sau khi bé té ngã đập đầu thì có rất nhiều biểu hiện từ nhẹ đến nặng. Quan sát và căn cứ vào đó mẹ hãy cho bé đi đến trung tâm y tế, bệnh viện gần nhất để đảm bảo bé được an toàn và phục hồi nhanh hơn.

    Khi trẻ vui chơi thì những tai nạn không mong muốn vẫn sẽ xảy ra: va chạm, vấp ngã. Vì thế mà những thông tin trên đây cực kỳ thiết yếu mà bố và mẹ cần tham khảo. Tốt nhất là bố mẹ nên quan sát và bảo vệ bé, lường trước trường hợp ngã có thể xảy ra với trẻ.

    Tag: Mẹ và bé, tư liệu tham khảo. Đồ Cúng Tâm Linh Việt - Nơi lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam!

    Trang chủ
    Menu
    Gọi Ngay
    Chat
    Liên Hệ