Theo phong tục từ xưa đến nay việc tổ chức cúng đầy tháng để tạ ơn 12 bà Mụ tạo ra đứa bé và đã giúp mẹ tròn con vuông bên cạnh đó cầu mong cho con mình khỏe mạnh nhanh lớn, và hạnh phúc. Vậy không cúng đầy tháng cho bé có sao không?
Thường khi bé vừa sinh ra cho đến khi bé vừa tròn một tháng tuổi thì gia đình sẽ tổ chức đầy tháng cho con. Cách cúng đầy tháng cũng thể hiện sự tôn kính biết ơn đến bà Mụ ông bà tổ tiên, bên cạnh đó lễ cúng nhằm đánh dấu bước ngoặc đầu tiên trong cuộc đời bé khi vừa bước vào đời cầu mong hạnh phúc sức khỏe và sự giúp đỡ bảo vệ từ mọi người.

Nhưng nhiều người vấn thắc mắc là không cúng đầy tháng có sao không?
Nhiều bạn trẻ trong cộng đồng mạng cũng đưa ra ý kiến của bản thân về chủ đề này:
Hỏi: “Có bạn nào không cúng đầy tháng cho con không ạ?”
Trả lời:
“Cái này không có sao đâu bạn. Bé đầu nhà mình cũng vậy đầy tháng gia đình cũng chỉ làm một mâm cơm đầy rồi thắp hương thôi . Không cần cầu kì gì mà. Cái quan trọng là cầu mong con bình an khỏe mạnh thôi chứ không phải lễ lạc gì to tát đầy sân. Gia đình mình vẫn hạnh phúc và vui vẻ 5 năm rồi nên bạn đừng nghĩ gì nhiều” – chia sẽ từ bạn Lan.
“Con mình đứa đầu không cúng đầy tháng chỉ làm mâm cơm thắp hương và mời họ hàng thôi. Đứa thứ 2 giờ cũng sắp đầy tháng và cũng làm vậy”- chia sẽ từ Nhật Lệ Trần.
” Không có thì mình cũng nên làm một mân bạn ạ. Con một tháng mình làm vậy giống như một cái lễ tạ ơn á, bạn nên làm cho con …tội con nè.”- bạn Ánh Nguyệt chia sẽ.
“Quê chồng mình cũng không có tục cúng đầy tháng cho con, nên chồng cho mình tự quyết định nên mình đã làm đầy tháng cho con. Không làm cổ to chỉ làm mâm cúng, mất không nhiều chi phí ” – Huyền Hoa chia sẽ.
“Cũng không quan trọng bạn à. Cúng cũng tốt mà không cúng cũng được. Nếu không cúng thì thắp nhang cúng ông bà thôi không sao.” – Dung chia sẽ.
Có rất nhiều ý kiến về việc không cúng đầy tháng có sao không? Nhưng đa số theo ý kiến mọi người là nên làm một mâm cúng đầy tháng để tạ ơn 12 bà Mụ và để cúng ông bà.

Mâm cúng cũng tương đối đơn giản bạn nên chuẩn bị những lễ vật cần thiết sau để cúng tạ bà mụ:
– Mâm cúng Đức ông:
- Gồm 1 con gà luộc chín
- 01 bát cháo lớn
- 03 đĩa xôi lớn
- 01 miếng thịt lợn luộc hoặc lợn quay
- 01 đĩa hoa quả (gồm 5 loại quả)
- 01 đĩa trầu cau tem cánh phượng
- Hoa tươi (hoa hồng, hoa ly hoặc hoa cát tường,…)
- Giấy vàng mã, rượu nếp.
– Mâm cúng 12 bà Mụ:
- Xôi (12 đĩa xôi gấc nhỏ và 1 đĩa xôi gấc lớn).
- 1 con gà luộc.
- 1 bộ tam sên (bao gồm: thịt heo luộc hoặc quay, trứng luộc, tôm luộc).
- Chọn 5 loại quả tươi ngon (có thể chọn 5 loại quả như thanh long, cam hoặc quýt, chuối, táo, xoài,..).
- 1 bình hoa tươi .
- Hương, nến.
- Rượu nếp.
- 12 miếng trầu tem cánh phượng.
- 12 đôi hài, 12 bộ váy.
- 12 nén vàng mã.
Xem thêm:
Mâm Cúng Đầy Tháng Bé Trai Trọn Gói
Mâm Cúng Đầy Tháng Bé Gái Trọn Gói
Bài viết liên quan
Đồ cúng tam tai và văn khấn đầy đủ chuẩn nhất năm 2022
Hạn Tam tai là gì? Từ xưa đến nay dân gian vẫn luôn cho rằng
Th5
Bộ Tam Sên Gồm Những Gì? Ý Nghĩa Bộ Tam Sên Trong Các Mâm Cúng
Bộ tam sên có ý nghĩa gì trong mâm cúng? Mục luc bài viết Bộ
Th5
Mâm cơm cúng Giao Thừa cần chuẩn bị những gì?
Với quan niệm cầu mong cho một năm mới an bình, gặp nhiều vận may,
Th1
Hoa Ưu Đàm, Ý Nghĩa Và Hướng Dẫn Cách Nhận Biết
Hoa Ưu Đàm Là Gì? Mục luc bài viết Hoa Ưu Đàm Là Gì?Hoa ưu
Th1
Mâm lễ cúng ông Táo gồm những gì?
Lễ vật cúng ông Táo gồm những gì? Mục luc bài viết Lễ vật cúng
1 Comment
Th1
Mách bạn cách nấu 3 món canh cúng ông Táo chay
Cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, nhà nhà ở Việt Nam đều tươm
Th1