Làm sao để bé ngủ ngon và sâu giấc theo khoa học

Đồ cúng Tâm Linh Việt - Nơi lưu giữ bản sắc văn hóa VN
Làm sao để bé ngủ ngon và sâu giấc theo khoa học
Ngày đăng: 23/04/2023 14:41:40:PM   -     Lượt xem: 711
 Mục lục bài viết

    Làm sao để bé ngủ ngon và sâu giấc luôn là mong muốn của nhiều bậc phụ huynh. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh vẫn còn chưa đủ ý niệm về ngày đêm, cơ thể còn có nhiều xáo trộn sinh lý thì việc tập cho bé ngủ sâu là điều không dễ. Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia vẫn khẳng định vẫn có thể luyện được nếu phụ huynh có sự kiên nhẫn.

    Bé ngủ ngon và sâu giấc giúp hỗ trợ quá trình phát triển hệ thần kinh và cảm xúc vào những tuần đầu tiên. Tuy vậy, việc thay đổi môi trường mới đã tác động không nhỏ đến bé, khiến bé ngủ không sâu giấc và thức nhiều lần chỉ trong vài giờ ngắn ngủi. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu chính xác về cơ chế giấc ngủ của một đứa trẻ sơ sinh để có thể chăm sóc bé tốt hơn và có phương pháp phù hợp.

    Giấc ngủ của trẻ sơ sinh thế nào?

    Trẻ dưới 1 tháng tuổi gần như ngủ liên tục ngày đêm, trẻ chỉ thức dậy để bú khoảng 2 đến 3 giờ/ lần. Thời điểm này nếu bé có tình trạng ngủ ngày thức đêm thì mẹ cũng đừng quá lo lắng. Vì trẻ còn chưa phân biệt được ngày đêm nên việc ngủ 8 đến 9 giờ vào ban ngày và khoảng 8 giờ vào buổi đêm.

    Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi hoặc đạt mốc 6kg sẽ bắt đầu ngủ suốt đêm tâm 6 đến 8 tiếng mà không thức giấc. Tuy nhiên vẫn không nên để bé ngủ quá 3 giờ liên tục mà không cho bú. Những trường hợp đặc biệt như: sinh non, nhẹ cân, trào ngược dạ dày cần được bú mẹ thường xuyên hơn.

    Không cần quá lo lắng nếu trẻ ngủ ngày thức đêm Không cần quá lo lắng nếu trẻ ngủ ngày thức đêm

    Giai đoạn ngủ của bé mà mẹ cần biết

    Cũng như người lớn, trẻ cũng có nhiều giai đoạn ngủ. Tùy giai đoạn mà bé nằm yên hay cử động nhẹ. Hai loại giấc ngủ cơ bản là ngủ nhanh và ngủ chậm.

    Ngủ nhanh hay còn gọi là (REM / rapid eye movement / mắt cử động nhanh) giấc ngủ này nông và mắt cử động theo chiều trước sau. Giai đoạn ngủ này chiếm khoảng thời gian khá dài, đến một nửa. Mặc dù thời gian ngủ lý tưởng của trẻ là 16 giờ nhưng giai đoạn ngủ sâu chỉ khoảng 8 giờ mà thôi.

    Ngủ chậm hay còn gọi là Non-REM/ Non-rapid eye movement/ mắt không cử động nhanh. Gồm các giai đoạn:

    • Giai đoạn 1: Buồn ngủ, mắt sụp và hay chớp, gà gật trong khi bắt đầu ngủ.
    • Giai đoạn 2: Ngủ lơ mơ, bé vẫn có cử động, có giật mình thậm chí là vặn mình hoặc rên
    • Giai đoạn 3: Ngủ sâu, im lặng và không còn cử động hoặc giật mình
    • Giai đoạn 4: Ngủ sâu hơn, im lặng và không cử động.

    Giấc ngủ của một đứa trẻ sẽ diễn ra theo 4 giai đoạn chính như trên rồi quay trở lại giai đoạn 2 và ngủ REM. Trong những tháng đầu trẻ thường giật mình khi chuyển từ ngủ sâu sang lơ mơ và khó ngủ.

    Nắm bắt từng giai đoạn ngủ để mẹ hiểu hơn về bé Nắm bắt từng giai đoạn ngủ để mẹ hiểu hơn về bé

    Làm sao cho trẻ ngủ ngon

    Phân biệt rõ ràng ngày và đêm:

    Giảm độ sáng thấp nhất có thể, vừa đủ để mẹ có thể quan sát bé vào buổi đêm. Hoặc có thể để đèn ngủ gần tầm tay và sử dụng khi cho trẻ bú đêm hoặc thay tã

    Đáp ứng nhu cầu của trẻ nhanh nhất khi khóc hoặc vừa ngủ dậy như vỗ về hoặc cho bú .

    Vào ban ngày, mẹ cần nói chuyện và chơi đùa với trẻ sau khi ăn còn về đêm chỉ vỗ về nói chuyện nhẹ nhàng.

    Dù bé chưa buồn ngủ như đến giờ hãy đặt trẻ lên giường: Những tháng đầu đời trẻ cần được mẹ hình thành phương pháp này từ sớm. Việc này sẽ giúp bé không có thói quen chờ mẹ vỗ về vào ban đêm. Những thói quen vỗ về tốt cho trẻ như hát ru sẽ giúp trẻ dễ ngủ lại khi bất chợt thức giấc thay vì bồng bế đung đua.

    Chuẩn bị giường ngủ với chăn và gối thật êm: Bé sẽ được ngủ trong môi trường mềm mại, dễ chịu và cảm giác an toàn, cách này đồng thời giúp giữ ấm cho bé trong suốt đêm. Chăn gối cũng là vật cản giúp trẻ không bị rơi xuống đất khi trở mình.

    Bắt đầu chu trình ĂN - CHƠI - NGỦ: Chu trình nhất quán chắc chắn sẽ tạo lập một thói quen cho giấc ngủ.

    Không xem thường giấc ngủ ngày, tuyệt đối không nên tư duy muốn con ngủ đêm sâu mà ngăn ngủ vào ban ngày là không đúng. Cách này làm trẻ mệt đi và khó vào giấc hơn, sinh ra tình trạng gắt và quấy.

    Về ăn đêm: Thông thường từ 6 tháng trở đi, hầu hết trẻ không cần ăn đêm với mục đích bổ sung dinh dưỡng. Nhưng vẫn có nhiều bé có thói quen và cha mẹ cảm thấy thoải mái thì có thể cho con bú đêm để duy trì nguồn sữa mẹ.

    Hành trình luyện ngủ cho bé cần nhiều kiên nhẫn từ cha mẹ Hành trình luyện ngủ cho bé cần nhiều kiên nhẫn từ cha mẹ

    Lưu ý quan trọng để bé tập ngủ ngon

    • Uống vitamin D: Không cần bác sĩ chỉ định, bạn hoàn toàn có thể cho bé uống vitamin D. Đây là điều kiện quan trọng mà tắm nắng cũng không thể thay thế hoàn toàn được. Bé chỉ không cần uống D khi uống đủ 1 lít sữa công thức.
    • Đảm bảo bé được no: Khi no bé chắc chắn sẽ ngủ ngon, còn không sẽ khó chịu và gắt gỏng.
    • Tư thế ngủ thoải mái: Không có tư thế nào tốt hoàn toàn, mỗi bé sẽ có thói quen và sở thích khác nhau, có bé còn thích nằm sấp. Việc của mẹ là tôn trọng sở thích của con, điều chỉnh lại khi bạn cảm thấy phù hợp.
    • Không để bé tiếp xúc liên tục với các thiết bị điện tử trước khi ngủ: Điện thoại, máy tính, tivi, máy tính bảng... Vì nó gây rối loạn giấc ngủ của trẻ.
    • Kết hợp nhạc du dương hoặc các tiếng ồn trắng
    • Tắm và massage nhẹ nhàng cũng là một thói quen thư giãn cho bé.

    Thời gian ngủ lý tưởng phù hợp cho mỗi lứa tuổi:

    Với trẻ sơ sinh: Cần thiết phải ngủ 18 giờ mỗi ngày, thức dậy sau vài giờ ngủ để bú sữa.

    • 1 – 2 tháng: Bé có thể ngủ thẳng một giấc kéo dài từ 4 – 5 giờ.
    • 3 – 6 tháng: Bé ngủ 8 – 9 giờ trong đêm và vài giấc ngủ ngắn vào ban ngày.
    • 6 – 12 tháng: Khoảng 14 giờ cả 2 – 3 giấc ngủ ngắn ban ngày.

    Trên đây là những thông tin quan trọng nhất về việc luyện cho trẻ sơ sinh ngủ ban đêm và trẻ nhỏ ngủ ngon hơn và sâu giấc.

    Quý khách hàng chuẩn bị làm mâm cúng đầy tháng & thôi nôi cho bé thì hãy tham khảo mâm cúng trọn gói ở Đồ Cúng Tâm Linh Việt Nhé

    Tag: Mẹ và bé, tư liệu tham khảo. Đồ Cúng Tâm Linh Việt - Nơi lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam!

    Trang chủ
    Menu
    Gọi Ngay
    Chat
    Liên Hệ