Mâm cơm cúng Giao Thừa cần chuẩn bị những gì?

Đồ cúng Tâm Linh Việt - Nơi lưu giữ bản sắc văn hóa VN
Mâm cơm cúng Giao Thừa cần chuẩn bị những gì?
Ngày đăng: 23/04/2023 14:41:41:PM   -     Lượt xem: 780
 Mục lục bài viết

    Với quan niệm cầu mong cho một năm mới an bình, gặp nhiều vận may, nhiều tài lộc và xua đi những cái không may của năm cũ, các gia đình đều chuẩn bị bữa cơm cúng giao thừa dâng lên tổ tiên và các vị thần linh trong thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ. Vậy mâm cơm cúng Giao Thừa cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng Đồ Cúng Tâm Linh Việt tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

    Theo tín ngưỡng dân gian, lễ cúng Giao Thừa được thực hiện với mục đích tiễn đưa những điều không may mắn, xui xẻo trong một năm cũ vừa qua và cầu mong, chào đón những điều tươi đẹp và may mắn của năm mới.

    Lý do cần chuẩn bị lễ cúng giao thừa

    Qua lời ông cha ta kể lại, mỗi một năm sẽ có các vị thần cai quản được Ngọc Hoàng cử xuống để trông giữ hạ giới. Vì vậy nên cứ qua một năm, những vị thần cai quản cũ sẽ bàn giao lại công việc cho những vị thần mới. Do đó, lễ cúng Giao Thừa được hiểu là lễ tiễn các vị thần cai quan hạ giới của năm cũ và đón tiếp những vị thần mới trong năm.

    Xem thêm: Mâm Cúng Khai Trương Đầu Năm

    Cũng theo tín ngưỡng này, vì công việc rất vội nên các vị thần không thế có nhiều thời gian vào trong nhà mà chỉ quan sát trước cửa của mỗi gia đình. Bởi vì vậy mà các gia đình Việt Nam sẽ chuẩn bị 2 mâm cỗ trong lễ cúng giao thừa: 1 mâm cỗ trên bàn thờ chính và 1 mâm cỗ đặt trước của nhà hay ngoài trời.

    Mâm cơm cúng giao thừa Mâm cơm cúng giao thừa

    Cúng Giao Thừa cần chuẩn bị những gì?

    Mâm lễ cúng bên ngoài chỉ cần chuẩn bị đơn giản vì các vị thần ăn rất vội hoặc chỉ ghé qua chứng nhận lòng thành tâm của gia chủ rồi trở về thiên đình ngay.

    Vì vậy, gia chủ nên chuẩn bị các lễ vật như 1 con gà trống luộc buộc chéo cánh, 1 chiếc thủ lợn quay hoặc luộc, 1 cặp bánh chưng, trầu cau tươi, trái cây tươi, tiền giấy, vãng mã, bánh kẹo hoặc mứt, rượu, trà, hoa tươi. Cùng với những lễ vật trên thì lư hương và 2 chiếc nến (đèn dầu là vật phẩm không thể thiếu được).

    Mâm lễ cúng trên bàn thờ chính thì cần chuẩn bị chu đáo và cầu kĩ hơn, bao gồm các lễ vật thờ cúng, mâm trái cây, các món ngọt và các món mặn được chế biến thơm ngon, hương nến, cau trầu, rượu, thuốc lá.

    Lễ cúng đêm Giao Thừa là tượng trưng cho thành quả làm việc trong cả 1 năm qua, cũng lòng thành tâm của gia chủ đối với gia tiên và các vị thần linh. Tuy nhiên, tùy thuộc văn hóa và phong tục từng miền mà mâm cỗ cúng mà các lễ vật trên mâm cúng có sự thay đổi khác nhau.

    Các món ăn cúng Giao Thừa có trong mâm cỗ mặn

    Mâm cỗ mặn cúng đêm giao thừa

    Thường thì mâm cỗ truyền thống gồm có 8 – 10 món, với các gia đình điều kiện khá hơn thì sẽ có nhiều món hơn.

    Mâm cơm cúng giao thừa ngoài trời

    Mâm cỗ mặn cúng giao thừa gồm có các món ăn sau:

    • Miến xào lòng gà.
    • Canh măng hầm chân giò lợn.
    • Gà luộc buộc chéo cánh (gà trống, chọn con to béo, dáng đẹp vì theo quan niệm dân gian thì gà luộc biểu tượng cho công việc làm ăn của gia đình trong năm cũ).
    • Nem rán.
    • Giò heo.
    • Xôi gấc (có thể thay bằng xôi đậu, xôi lá dứa, xôi lá cẩm, xôi vò đều được).
    • Đĩa nộm củ quả.
    • Xào thập cẩm.
    • 1 đĩa trái cây: dưa đỏ, cam hoặc quýt.

    Các bữa cơm chuẩn bị bánh chưng, giò lụa và mứt, kẹo. Trên bàn thờ gia tiên cần duy trì nến, nhang đỏ trong 3 này để tạo không khí ngày đầu năm mới thêm sung túc, đầm ấm.

    Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách chuẩn bị các lễ vật và mâm cơm cúng giao thừa đêm 30 Tết. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo dịch vụ cung cấp mâm cúng trọn gói giao thừa của Đồ Cúng Tâm Linh Việt bằng cách gọi điện tới hotline: 0901 305 668 hoặc truy cập website: docungtamlinhviet.com. Chúc các bạn có 1 cái Tết an lành, sum vầy bên gia đình!

    Tag: Phong tục, bài văn khấn. văn điếu, tư liệu tham khảo. Đồ Cúng Tâm Linh Việt - Nơi lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam!

    Trang chủ
    Menu
    Gọi Ngay
    Chat
    Liên Hệ