Tết Thanh Minh: Ý Nghĩa, Nguồn Gốc Chính Xác 2021

Đồ cúng Tâm Linh Việt - Nơi lưu giữ bản sắc văn hóa VN
Tết Thanh Minh: Ý Nghĩa, Nguồn Gốc Chính Xác 2021
Ngày đăng: 23/04/2023 14:41:41:PM   -     Lượt xem: 263
 Mục lục bài viết

    Tết Thanh Minh: Hiểu Như Thế Nào Cho Đúng

    Có nhiều người vẫn hiểu sai về ngày Tết Thanh Minh. Và, bài viết sau Đồ Cúng Tâm Linh Việt sẽ giúp các bạn hiểu chính xác nhất về ngày lễ này.

    Tết thanh minh là gì?

    Tết thanh minh hay Tiết thanh minh là một ngày lễ có nguồn gốc từ văn hóa Trung Hoa cổ đại. Nó bao gồm 24 tiết khí của các lịch Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam.

    Nhiều người vẫn lầm tưởng tiết thanh minh được xem bằng Âm Lịch. Nhưng thực tế nó lại được tính bằng Dương Lịch hiện đại.

    Tết thanh minh còn có liên quan tới ngày mồng 3/3 (âm lịch) hàng năm.

    Tết thanh minh là ngày nào

    Tết thanh minh không có ngày cố định. Thời gian bắt đầu từ ngày 4 hoặc 5 của tháng 4 (sau khi kết thúc tiết xuân phân). Kết thúc vào khoảng ngày 20 hoặc 21 tháng 4 theo dương lịch.

    ⇒ Tết thanh minh 2021

    Tết Thanh Minh năm 2021 rơi vào Chủ Nhật ngày mùng 4 tháng 4 dương lịch (23/2 âm lịch).

    tết thanh minh 2021

    Tiếp theo chúng ta cùng đi tìm hiểu “Nguồn gốc tết thanh minh”. Để xem nó có liên quan gì tới ngày mùng 3/3 âm lịch.

    Nguồn gốc Tiết thanh minh

    Thanh Minh trong tiếng Trung được viết là 清明 (Qīngmíng).

    Tiết Thanh Minh được bắt nguồn từ Trung Quốc. Chuyện là, thời Xuân Thu chiến quốc – vua Tấn Văn Công (nước Tấn) gặp loạn phải lưu vong các nước lân cận. Lúc đó có một người tên Giới Tử Thôi thấy vậy, bèn đi theo vua để hiến kế. Một hôm, trên đường đi lánh nạn, lương thực cũng cạn. Giới Tử Thôi không mảy may suy nghĩ, liền cắt một miếng thịt ở đùi của mình để nấu dâng lên vua. Vua ăn xong mới biết sự việc, từ đó đem lòng cảm kích.

    Trong 19 năm Giới Tử Thôi phò tá Tấn Văn Công. Cùng nhau trải qua nhiều hiểm nguy, cuối cùng Tấn Văn Công cũng giành lại được ngôi báu. Ngài liền phong thưởng hậu hĩnh cho những người có công. Duy nhất, Giới Tử Thôi thì ngài quên mất công lao. Giới Tử Thôi không đem lòng oán hận, ông nghĩ đó là nghĩa vụ của mình. Sau đó, ông về nhà và đưa mẹ tới núi Điền Sơn ở ẩn.

    Nguồn gốc tết thanh minh

    Tấn Văn Công sau đó ít lâu cũng nhớ ra, bèn cho người đi tìm. Mặc dù, vua Tần cho nhiều người đến khuyên bảo Giới Tử Thôi về. Nhưng nhất quyết mẹ con Giới Tử Thôi không về. Tấn Văn Công liền hạ lệnh đốt rừng Điền Sơn, ý muốn ép Giới Tử Thôi phải ra ngoài. Nhưng, Giới Tử Thôi nhất định không ra, cuối cùng cả 2 mẹ con ông cùng chết cháy.

    Vua thương xót và thấy lỗi lầm của mình. Ông liên cho lập miến thờ Giới Tử Thôi. Ông cũng hạ lệnh người dân phải kiêng đốt lửa 3 ngày, chỉ ăn đồ nguội để tưởng nhớ (khoảng mồng 3/3 tới 5/3 âm lịch). Cho đến ngày nay, mồng 3/3 được coi là Tết Hàn Thực.

    Từ thời Lý, nhân dân Việt Nam cũng có ảnh hưởng bởi ngày này. Nhưng nó cũng được biến đổi để cho phù hợp với phong tục tập quán. Vào mồng 3/3 hàng năm, người Việt thường làm bánh trôi – bánh chay tượng chưng cho thức ăn nguội (Hàn Thực).

    Nhận đặt chè trôi nước cúng Nhận đặt chè trôi nước cúng

    Tiết Thanh Minh từ đó gắn liền với đạo đức, bổn phận con người Việt. Đây là ngày giỗ tổ chung của dòng họ. Ngày này còn gắn liền với Tục tảo mộ đầu năm. Những ngày này, bạn cần làm sạch cỏ và đắp đất lên mộ của tổ tiên.

    Tục Tảo mộ đầu năm

    Đối với người Việt, tết Thanh Minh là dịp con cháu hướng về nguồn cội, tổ tiên. Vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm, con cháu sẽ cố gắng về với gia đình để tảo mộ.

    Cho tới ngày nay, lễ tảo mộ thường là đầu xuân (sau Tết). Công việc chính là sửa sang lại ngôi mộ của tổ tiên. Người ta mang cuốc, xẻng để đắp lại nấm mồ cho đầy đặn. Làm sạch những bụi cỏ xung quanh. Sau đó là thắp những nén hương, đốt vàng mã và thành tâm khấn cho người đã khuất.

    Những điều kiêng kỵ khi đi tảo mộ

    • Không nên đi cúng ở những nơi heo hút. Theo quan niệm phong thủy thì những nơi như vậy thường dễ nhiễm âm khí. Nên đi ở những con đường mọi người thường đi. Và nên đi đông người.
    • Không được phá hoại cảnh quan xung quanh.
    • Khi đi tảo mộ, không được dẫm đạp nên phần mộ của người khác. Không được phá hoại đồ thờ cúng ở đó.
    • Con gái trong thời kỳ hành kinh không nên đi tảo mộ. Những người có thai hoặc đau ốm cũng không nên đi.
    • Mộ phần tổ tiên phải được quét rọn sạch sẽ, nhớ làm sạch cỏ dại và vun thêm đất mới.
    • Không được cười đùa, chụp ảnh trước những ngôi mộ.
    • Khi về nhà nên đốt giấy và đưa qua đưa lại quanh người.
    • Trong tiết thanh minh có mộ số cấm kỵ bạn cần tuân thủ như: không mua giày (trong tiếng Trung chữ giày và tà (tà khí) phát âm giống nha). Những ngày này, âm khí nặng nên cẩn trọng khi đi đêm.

    Vậy bài viết về Tết Thanh Minh cũng khép lại tại đây. Mong rằng với bài viết trên, bạn sẽ hiểu hơn về ngày lễ này.

    Tag: Phong tục, bài văn khấn. văn điếu, tư liệu tham khảo. Đồ Cúng Tâm Linh Việt - Nơi lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam!

    Trang chủ
    Menu
    Gọi Ngay
    Chat
    Liên Hệ