Bài văn khấn cúng giỗ tổ ngành thợ may

Đồ cúng Tâm Linh Việt - Nơi lưu giữ bản sắc văn hóa VN
Bài văn khấn cúng giỗ tổ ngành thợ may
Ngày đăng: 22/11/2023 15:54:16:PM   -     Lượt xem: 315
 Mục lục bài viết

    Lễ cúng tổ ngành được nhiều người coi là tín ngưỡng văn hóa bảo tồn  truyền thống của người Việt  từ xưa đến nay. Đây không chỉ là dịp để mọi người nhớ về cội nguồn nghề nghiệp mà còn thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của đất nước. Ngành may mặc cũng không ngoại lệ, tổ chức giỗ tổ ngành may mặc đã trở thành thông lệ của tất cả những người làm việc trong lĩnh vực này. Vậy ngày giỗ Tổ nghề may được tổ chức vào ngày nào? Nguồn gốc của chúng ra sao? Lễ cúng phải được tiến hành như thế nào cho đúng? Bài văn khấn cúng giỗ tổ ngành thợ may có gì? Hãy cùng Tâm Linh Việt tham khảo bài viết sau nhé!

    A.Tìm hiểu về ngày giỗ tổ ngành may

    • Tổ ngành thợ may là ai?

    Nguyễn Thị Sen là tứ phi Hoàng hậu nhà Đinh, vợ của vua Đinh Tiên Hoàng trong lịch sử Việt Nam, Bà được hậu thế tôn vinh là bà tổ nghề may. Bà quê quán ở làng Trạch Xá, xã Hòa Lâm huyện Ứng Hòa, Hà Nội.

    • Giỗ Tổ ngành may là ngày bao nhiêu?

    Tương truyền hàng năm vào ngày 12 tháng 12 (tháng Chạp) âm lịch, các thợ may khắp cả nước chuẩn bị lễ vật để cúng giỗ tổ ngành may. 

    • Nguồn gốc của ngày giỗ Tổ ngành may

    Theo thần tích đền thờ tổ nghề ở Trạch Xá, Bà tổ của nghề may là Nguyễn Thị Sen, một người con gái xinh đẹp, tài giỏi của làng Trạch Xá.  Tục truyền rằng, Nguyễn Thị Sen được phong là tứ phi Hoàng hậu của Vua Đinh Tiên Hoàng, kết duyên cùng đức Vua khi ông về đây chiêu mộ hào kiệt. Khi vào cung, nhà vua đã truyền khắp nhân gian dâng vải lụa đến cho Hoàng hậu Nguyễn Thị Sen. Bằng sự khéo léo của mình, bà đã giúp các cung nữ phát triển và tạo dựng nên nghề may trong cung đình. Vào năm Kỷ Mão (979) Vua Đinh Tiên Hoàng bị sát hại. Buồn chán trước cảnh triều đình lâm vào nội chiến giành quyền, cướp ngôi, bà đã dẫn các con rời Kinh thành trở về làng Trạch Xá. Tại đây, bà đã mang nghề may vá trong hoàng cung về truyền cho dân làng và từ đấy nghề may đã lưu truyền đời này sang đời khác, đến nay đã qua hơn ngàn năm. Bà mất vào ngày 12 tháng Chạp.

    Nguồn gốc của ngày giỗ Tổ ngành may

    B. Mâm cúng giỗ tổ nghề thợ may 

    1. Mâm cúng dâng tổ nghề may đơn giản tại tiệm may, nhà may dịch vụ:

    • 1 cành hoa 
    • 1 con gà 
    • 1 đĩa trầu cau 
    • 1 ly rượu 
    • 1 chén nước lã 

    Bàn cúng được lập nơi khang trang (thường đặt ở vị trí gần bàn may).

    2. Mâm cúng dâng Tổ ngành may tại đền thờ Tổ nghề và đơn vị kinh doanh ngành may có quy mô lớn: 

    • Nhang Rồng Phụng
    • Đèn cầy
    • Giấy cúng giỗ Tổ ngành may
    • Hoa Cúc Kim Cương
    • Trái cây ngũ quả
    • Hũ Gạo
    • Hũ Muối
    • Nước trà
    • Nước chai
    • Rượu nếp
    • Trầu cau
    • Gà luộc
    • Heo sữa quay
    • Bánh bao
    • Bánh hỏi
    • Bánh chưng/bánh tét
    • Chả lụa
    • Xôi

    Lễ cúng sẽ được thực hiện khi đã chuẩn bị xong mâm lễ và lên hương đèn. Các nghệ nhân trong làng trang phục chỉnh tề là chủ bái và đọc bài cúng giỗ tổ thợ may với nội dung cảm tạ ơn tổ nghề và các bậc tiền bối cầu mong phù hộ cho ngành may mặc của mình đời đời sung túc, phát đạt cùng nhau chia lộc và trò chuyện, trao đổi công việc.

    C. Bài Văn khấn cúng giỗ Tổ nghề thợ may 

    Bài văn khấn tổ nghề may được Đồ Cúng Tâm Linh Việt tổng hợp như sau:

    Nam mô A Di Đà Phật!

    Nam mô A Di Đà Phật!

    Nam mô A Di Đà Phật!

    Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

    Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

    Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

    Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.

    Tín chủ con là ……… Ngụ tại…………… Hôm nay là ngày 12 tháng Chạp năm … Âm lịch 

    Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần. Con kính mời Thánh tổ nghề May Cúi xin Chư vị Tôn thần thánh tổ nghề May thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

    Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

    Nam mô A Di Đà Phật! 

    Nam mô A Di Đà Phật! 

    Nam mô A Di Đà Phật! 

    D. Những điều cần lưu ý khi cúng giỗ tổ ngành may

    • Lễ cúng giỗ Tổ nghề cần thể hiện được sự chỉnh chu, tỉ mỉ và lòng thành của gia chủ dâng lên Tổ nghề.
    • Mâm lễ vật cúng giỗ Tổ ngành may bắt buộc phải có các lễ vật như sau: hoa tươi, con gà, đĩa trầu cau, ly rượu và chén nước lã.
    • Thời gian cúng Giỗ Tổ ngành may nên chọn vào buổi sáng là tốt nhất.
    • Bài văn khấn tổ nghề may được trình bày một cách trịnh trọng và nghiêm trang để bày tỏ được lòng thành của gia chủ
    • Người chủ trì lễ cúng giỗ phải ăn mặc thật gọn gàng và tươm tất.

    Kết luận:

    Trên đây là một số thông tin cơ bản về ngày Giỗ Tổ nghề may cùng văn khấn giỗ tổ ngành may. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích về ngày đặc biệt này.  Nếu bạn cần hỗ trợ hoặc muốn đặt dịch vụ mâm cúng, liên hệ Đồ Cúng Tâm Linh Việt theo Hotline: 0901 305 668  để tổ chức lễ giỗ tổ ngành may một cách trang trọng và ý nghĩa, chúng tôi luôn sẵn sàng để phục vụ.

    Trang chủ
    Menu
    Gọi Ngay
    Chat
    Liên Hệ