Mâm cúng cô hồn tháng 7 trọn gói

Đồ cúng Tâm Linh Việt - Nơi lưu giữ bản sắc văn hóa VN
Mâm cúng cô hồn tháng 7 trọn gói
Ngày đăng: 23/04/2023 14:41:41:PM   -     Lượt xem: 617
 Mục lục bài viết

    Mâm cúng cô hồn tháng 7, Tất tần tật mọi thứ bạn cần biết về tục cùng này

    Những phong tục cúng kính trong văn hóa dân gian Việt Nam là vô cùng đa dạng và phong phú. Mỗi năm có hàng chục đợt lễ cúng và khấn kính các đấng tối cao và những linh hồn mà chúng ta tin tưởng vào sự tồn tại.

    Trong đó, mâm cúng cô hồn tháng 7 là một trong những tục cúng bái phổ biến nhất dù nó chỉ diễn ra mỗi năm một lần. Bài viết sau đây sẽ mang đến cho bạn toàn bộ những hiểu biết cần thiết về phong tục cổ xưa này của người Việt.

    Cúng cô hồn tháng 7 là gì? Nguồn gốc của tục cúng cô hồn

    Cúng cô hồn tháng 7 là tên gọi của một phong tục cổ xưa trong truyền thống văn hóa Việt Nam. Vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, mỗi gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cúng đồ ngọt gồm các loại trái cây, bánh kẹo để cúng “xá tội cô hồn lang bạt”. Ngày cúng cô hồn này trùng với lễ Vu lan của Phật giáo nên đôi khi bị hiểu sai về ý nghĩa rằm tháng 7 cũng như mục đích cúng.

    Xem thêm: Nhận đặt heo quay cúng

    Để hiểu được cặn kẽ về phong tục này thì chúng ta cần đi ngược lại thời gian để tìm hiểu về văn hóa dân tộc. Trong đời sống tâm linh của dân tộc Việt từ hàng ngàn năm trước, mỗi chúng sinh gồm có linh hồn và thể xác. Khi từ trần thì phần xác sẽ yên nghỉ nhưng phần hồn vẫn tồn tại ở đâu đó và chờ ngày siêu thoát.

    Ngày rằm tháng 7 là ngày xá tội vong nhân để cho các linh hồn được nhanh chóng siêu thoát và đầu thai kiếp mới. Do đó đến ngày này thì các gia đình thường chuẩn bi 3 mâm cúng khác nhau:

    • Một mâm đồ chay cúng lễ Phật
    • Mâm đồ mặn cúng tổ tiên
    • Một mâm đồ ngọt cúng cô hồn

    Theo thời gian thì 2 lễ cúng đầu tiên dần bị quên lãng và lược bỏ. Cho đến thời điểm hiện tại thì khi nói cúng rằm tháng 7 hay cúng xá tội thì mọi người đều hiểu đó là cúng cô hồn. Và cứ vào rằm tháng 7 hàng năm thì hầu như mọi gia đình đều thực hiện nghi thức cúng tế đặc biệt này.

    Xem thêm: BẢNG GIÁ MÂM CÚNG CÔ HỒN THÁNG 7 TRỌN GÓI

    Vì sao chúng ta nên cúng cô hồn tháng 7?

    Như đã đề cập ở trên, cúng cô hồn là để xá tội vong nhân và góp phần siêu độ cho các linh hồn còn lang bạt trong thế giới trần tục. Mâm cúng cô hồn vào tháng 7 sẽ giúp cho những linh hồn này được đầu thai sang kiếp khác, không lang thang quấy nhiễu gia chủ hoặc phá phách các thứ ở trần gian. Theo quan niệm dân gian thì điều này sẽ giúp thế giới được yên bình và sự chuyển tiếp giữa các kiếp sống được diễn ra suôn sẻ.

    Đồng thời phong tục cúng cô hồn cũng thể hiện sự nhân văn trong truyền thống của người Việt chúng ta. Nó thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến những người đã khuất và mong muốn được giúp đỡ cho họ sớm siêu sanh. Bên cạnh đó, việc cúng cô hồn cũng là một cách để gia chủ có dịp hối cải những việc không đúng đắn mà mình trót làm và cầu phước cho gia đình được an vui.

    Vì tính nhân văn và chưa đựng nhiều ý nghĩa về tâm linh như vậy nên tục cúng cô hồn tháng 7 tồn tại bền vững xuyên suốt hàng ngàn năm lịch sử. Do đó các thế hệ chúng ta sau này cần duy trì và bảo tồn nét đẹp văn hóa này theo hướng lành mạnh, không mê tín dị đoan.

    Cách cúng cô hồn tháng 7 đúng phong tục Việt

    Cúng cô hồn tháng 7 sai cách có tác hại gì?

    Lễ cúng cô hồn tháng 7 nghe thì có vẻ đơn giản đấy! Nhưng theo quan niệm dân gian thì nếu gia chủ làm sai cách sẽ có những tác hại khôn lường. Khi cúng sai cách thì sẽ có 2 trường hợp có thể xảy ra và đó đều là những việc không ai mong muốn cả. Do đó bạn hãy cẩn thận khi cúng bái nhe!

    Cúng sai thời điểm thì các linh hồn sẽ không tiếp nhận được lễ vật. Và mâm cúng sẽ vô tác dụng

    Cúng đồ mặn làm khơi dậy tham sân si của các linh hồn. Lúc này các vong hồn nhận được lễ cúng sẽ không chịu an phận đầu thai mà sẽ quay lại quấy nhiễu chính gia đình người cúng.

    Khi cúng cô hồn tháng 7 thì chúng ta cần lưu ý một số yếu tố như sau:

    Chọn ngày cúng cô hồn tháng 7 là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Nhưng phần này thì chúng ta có thể linh động chứ không bắt buộc phải vào chính Rằm. Các gia đình có thể soạn lễ cúng cô hồn từ ngày 1-15 tháng 7 âm lịch

    Về thời gian thì gia chủ cần chuẩn bị và thực hiện lễ cúng vào ban đêm. Tốt nhất là lúc khuya vì theo quan niệm dân gian thì nếu cúng ban ngày thì các linh hồn sẽ không tiếp nhận được lễ vật. Lí do là ban ngày có ánh sáng mặt trời và cũng là lúc linh hồn yếu ớt nhất. Do đó không thể xuất hiện và đón nhận những lễ vật

    Cách chọn địa điểm cúng cũng rất quan trọng. Nơi đặt bàn cúng nên khuất sáng một tí và yên tĩnh. Tránh sự kinh động và tiếng ồn gần đó. Đặc biệt là không cho trẻ em lại gần hoặc chạy nhảy gần mâm cúng cô hồn.

    Về lễ vật thì chúng ta sẽ nói chi tiết trong phần dưới. Tuy nhiên nguyên tắc bất di bất dịch khi cúng cô hồn là tuyệt đối không được sử dụng rượu bia và thức ăn mặn.

    Lễ cúng cô hồn cũng có các bài khấn vái khác nhau để gia chủ thể hiện lòng thành và kêu gọi những linh hồn xung quanh xuất hiện đón nhận lễ phẩm cúng bái. Mỗi bài khấn vái sẽ có ý nghĩa khác nhau nhưng đều cùng mục đích cầu phước siêu sinh cho mọi linh hồn trên trần gian.
    Tiến hành và kết thúc lễ cúng cô hồn như thế nào?
    Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ thì chúng ta thực hiện nghi thức cúng cô hồn theo thứ tự như sau:

    Đặt lễ cúng ngay trước của chính của nhà hoặc ngay nơi buôn bán

    Đặt các lễ vật lên bàn ngay ngắn. Thứ tự sắp xếp có thể linh hoạt, không bó buộc theo nguyên tắc nhất định. Chỉ cần gọn gàng ngay ngắn là được

    Thắp nhang và khấn vái theo nội dung khấn cúng cô hồn sẽ được cung cấp dưới bài viết này

    Sau khi nhang cháy hết thì hạ vật phẩm nhưng tuyệt đối không mang đồ cúng vào nhà. Một số gia đình còn không cho trẻ em trong nhà ăn bánh kẹo cúng. Vàng mã sẽ đốt ngay tại chỗ, muối gạo mang đi rải khắp xung quanh, lễ vật cúng sẽ đi cho mọi người xung quanh.

    Khi rải tiền nát thì rải đều 4 hướng trước nơi đặt bàn cúng và mỗi hướng cắm 3 cây nhang

    Trên thực tế thì lễ cúng cô hồn sẽ kết thúc bằng việc rải muối gạo sau khi nhang tắt. Và có một điều đã trở thành nét văn hóa đặc biệt của người Việt đó là cho phép trẻ em ở xung quanh đến và cướp đồ cúng (cướp cô hồn). Mọi người quan niệm rằng mâm cúng càng có nhiều trẻ em đến giật đồ cúng thì sẽ càng mang nhiều ý nghĩa.

    Khi soạn lễ cúng cô hồn tháng 7 thì chúng ta cần chuẩn bị những phần chính như sau:

    • Muối hột và gạo bỏ chung trong 1 dĩa
    • 12 chén cháo trắng nấu loãng và 3 chén cơm nhỏ
    • 12 cục đường thẻ
    • Bộ giấy tiền vàng bạc dùng để cúng cô hồn
    • Một đĩa rau củ luộc gồm khoai lang, bắp ngô, khoai mì. Ngoài ra có thể thêm khoai môn, bắp rang…
    • Mía chặt khúc
    • Bánh kẹo các loại
    • Nhang đèn bao gồm 2 cây nến, 3 cây nhang, bộ ly nước 3 ly hoặc 5 ly
    • Một ít tiền nát loại 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng

    Nhắc lại một lần nữa cho mọi người cùng nhớ là tuyệt đối không được dùng thức ăn mặn và rượu bia để cúng cô hồn tháng 7 nhé! Đây là một đại kỵ lớn nhất mà rất nhiều người thường xuyên phạm phải khi soạn lễ cúng cô hồn. Thậm chí là nhiều nhà chuẩn bị mâm cúng cô hồn và cúng tổ tiên giống nhau với các loại thức ăn mặn như heo quay, chả lụa, canh xương, rượu… Điều này sẽ gây ra hệ lụy xấu và chúng ta cần ghi nhớ để không phạm phải.

    Vì sao chúng ta cần chuẩn bị mâm lễ cúng cô hồn như trên

    Có lẽ sau khi xem các thành phần lễ cúng thì rất nhiều bạn sẽ thắc mắc vì sao lại là những thứ này mà không phải những thứ khác. Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

    Vì sao phải là cháo trắng loãng mà không là cháo đậu xanh hoặc cháo gà? Theo quan niệm dân gian thì các vong hồn lang bạt cần có sự thanh tịnh và cháo trắng là món ăn thanh tịnh nhất. Các linh hồn có thể bị đày ải và khó tiếp nhận những món ăn thô ráp, do đó cháo loãng là sự lựa chọn phù hợp nhất.

    Muối hột và gạo trắng là 2 nguyên liệu dùng để tẩy uế cho các linh hồn đến nhận lễ. Dân gian cho rằng muốn được siêu sanh dễ dàng thì các linh hồn cần được tẩy sạch những vấy bẩn để nhẹ nhàng đi qua cầu Nại Hà đầu thai cho kiếp sinh linh khác.

    Các loại thức ăn khác như khoai, bánh kẹo, mía là để dành cho các vong hồn trẻ em. Như đã đề cập thì văn hóa Việt luôn tin vào sự tồn tại song song hai thế giới. Do đó trẻ em khi còn sống thích ăn bánh kẹo, thích ăn quà vặt thì những vong hồn nhỏ tuổi chắc chắn cũng có sở thích tương tự. Và việc chuẩn bị các loại đồ ngọt là phần không thể thiếu trong cúng cô hồn tháng 7.

    Cách khấn vái cúng cô hồn tháng 7

    Hiện nay trong các khu vực vùng miền khác nhau lại có những lời khấn cúng cô hồn tháng 7 khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu và chọn một bài văn khấn mà bạn cảm thấy phù hợp với hoàn cảnh gia đình và bạn cảm thấy dễ dàng ghi nhớ nhất.


    Cúng cô hồn tháng 7 là một nét đẹp văn hóa trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Nó cho thấy sự phong phú trong các quan niệm tâm linh và tính nhân văn cao thượng của cả một dân tộc. Do đó chúng ta cần chuẩn bị lễ cúng cô hồn theo đúng cách và duy trì nét đẹp văn hóa này.

    Mong rằng sau bài viết này, bạn sẽ có thể chuẩn bị một mâm lễ cúng cô hồn tháng 7 thật đúng và đủ. Hãy cúng bái bằng tất cả sự chân thành nhưng không hề dị đoan mê tín!

    Bài viết khác
    Bài viết nổi bật
    Trang chủ
    Menu
    Gọi Ngay
    Chat
    Liên Hệ