10 Tuần khủng hoảng nhất của trẻ mẹ nên biết để cùng con vượt qua

Đồ cúng Tâm Linh Việt - Nơi lưu giữ bản sắc văn hóa VN
10 Tuần khủng hoảng nhất của trẻ mẹ nên biết để cùng con vượt qua
Ngày đăng: 23/04/2023 14:41:41:PM   -     Lượt xem: 1403
 Mục lục bài viết

    Tuần khủng hoảng hay còn gọi là “Wonder weeks”, đây là khoảng thời gian trẻ đột nhiên có những triệu chứng như chán ăn, quấy khóc…khiến nhiều mẹ bỉm sữa cảm thấy lo lắng về sự đột ngột của bé. Do đó, nếu không nhận biết sớm được tình trạng và kỹ năng xử lý các tình huống sẽ khiến cả bé lẫn mẹ rơi vào trạng thái khủng hoảng nghiêm trọng. Vậy những dấu hiệu nào cho thấy bé chuẩn bị bước vào giai đoạn này? Các cột mốc khủng hoảng quan trọng nào mẹ cần lưu ý để cùng con vượt qua? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết bên dưới đây nhé!

    Dấu hiệu nhận biết sớm tuần khủng hoảng của trẻ

    Không thể phủ nhận, cha mẹ luôn chăm sóc và nuôi dạy bé yêu của mình một cách tốt nhất. Tuy nhiên, với bất kỳ em bé nào thì ở 20 tháng đầu đời đều sẽ trải qua 10 tuần khủng hoảng với nhiều sự thay đổi về trí tuệ và khả năng vận động của bé. Dưới đây sẽ là những dấu hiệu mà mẹ có thể dựa vào đó để nhận biết bé đã gần bước vào tuần Wonder weeks. Dấu hiệu nhận biết sớm tuần khủng hoảng của trẻ

    • Quấy khóc nhiều hơn, dễ cáu giận.
    •  Biếng ăn, không chịu bú.
    • Khó ngủ, ít ngủ hơn, giấc ngủ không sâu như trước.
    • Thường xuyên khóc đêm, bám bố/ mẹ không chịu rời.
    •  Trở nên nhút nhát, sợ người lạ.
    • Thay đổi tâm trạng bất ngờ, không lường trước được.
    • Ghen tị khi thấy bố/ mẹ quan tâm em bé khác.
    • Thường xuyên mút tay, tìm kiếm gì đó để ôm khi không có bố mẹ ở bên.
    •  Luôn muốn được vỗ về, âu yếm.
    •  ………………
    Xem thêm:

    10 Tuần khủng hoảng nhất của bé

    Việc nhận biết được bé đang trong giai đoạn khủng hoảng sẽ giúp mẹ bớt lo lắng hơn khi thấy trẻ thay đổi đột ngột. Dưới đây sẽ là 10 cột mốc quan trọng mẹ nên biết để cùng bé yêu vượt qua: 10 Thời điểm khó ở nhất của bé

    Giai đoạn 1: Tuần thứ 5

    Ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu có những chuyển biến về các giác quan. Khi vừa đầy tháng, cơ thể bé bắt đầu trao đổi chất mạnh mẽ trẻ sẽ bắt đầu tỉnh táo và ít ngủ và để ý đến thế giới xung quanh nhiều hơn. Ngay khi rời khỏi tử cung ấm áp, chật hẹp, tối tăm của mẹ chưa lâu bé phải tiếp xúc với nhiều âm thanh, hình ảnh, mùi vị… nên cảm thấy choáng ngợp. Đúng như các cụ ngày xưa thường nói “ trẻ sơ sinh trong tháng thì ngoan, vừa ra đầu tháng là bắt đầu quấy”. Bởi lúc này, bé luôn cảm thấy bất an và quấy khóc từ 5 giờ chiều tới tận 11 giờ đêm. Chính vì vậy, điều bé muốn là luôn có mẹ ở bên, vuốt ve, ôm ấp và cho bú thường xuyên hơn để con có cảm giác an toàn. Đối với những mẹ không biết sẽ cho rằng, bé bắt đầu thay đổi và quấy hơn bình thường. Tuy nhiên, mẹ đừng lo sau khi vượt qua giai đoạn này bé sẽ bắt đầu nhìn ngắm mọi vật một cách chăm chú và muốn chạm vào mọi vật nhiều hơn. Không chỉ vậy, bé còn bắt đầu biết cười, cảm nhận được mùi hương và đặc biệt là có sự tăng vọt về thể chất. Khi vừa mới chào đời, bé còn quá lạ lẫm với thế giới bên ngoài

    Giai đoạn số 2:  Từ tuần 8 đến tuần 9

    Khi bước qua tuần khủng hoảng thứ 2 bé đã có thể làm quen được thế giới bên ngoài. Lúc này bé đã trở nên ổn định hơn, có thể nhận thức và quay đầu về phía âm thanh và cũng có những dấu hiệu quan tâm đến đồ chơi và dần khám phá các bộ phận của cơ thể mình và bắt đầu biết đưa tay qua lại tạo ra những âm thanh nhỏ vô cùng đáng yêu. Lúc này, sự choáng ngợp với một thế giới mới đã được thay thế bằng sự tò mò và muốn khám phá nhiều hơn nên khiến bé trở nên khó ngủ, ngủ không sâu như trước. Tuy nhiên, đây chính là thời cơ tốt để cha mẹ có thể tập luyện thói quen ngủ cho con một cách khoa học với những khung giờ và môi trường cố định.

    Giai đoạn số 3:  Tuần thứ 12

    Đây chính là cột mốc đánh dấu sự chuyển biến rõ rệt của bé, lúc này mẹ có thể dễ dàng nhận thấy sự thay đổi lớn như:  bé bắt đầu biết lẫy, biết lật ngửa, cười nhiều hơn và thậm chí có thể ngóc đầu dậy… Việc chứng kiến con yêu bắt đầu biết lẫy dường như là một kỷ niệm đẹp, một sự thiêng liêng đối với các bậc làm cha mẹ phải không nào. Bước qua giai đoạn số 3, bé đã có nhiều thay đổi rõ rệt Ở tháng thứ 3 này, bé đã quen dần với môi trường sống mới và bắt đầu học hỏi và khám phá cũng như có những cử chỉ nhẹ nhàng và khéo léo hơn. Tuy nhiên, điều này lại khiến tần suất hoạt động của bé tăng nhiều hơn khiến việc ăn, ngủ bị xáo trộn. Đây cũng chính là thời điểm mẹ có thể bỏ thói quen quấn kén cho bé mỗi khi đi ngủ để trẻ có thể tự do tập lẫy một cách thoải mái hơn.

    Giai đoạn số 4: Tuần thứ 15 đến tuần 19

    Nếu ở giai đoạn 3, mẹ có thể vỡ òa trong niềm hạnh phúc khi thấy bé yêu có những chuyển biến rõ rệt thì tuần thứ 15 đến 19 sẽ là giai đoạn kinh khủng nhất của mẹ và bé. Và cũng từ giai đoạn này trở đi, mỗi đợt khủng hoảng của bé thường kéo dài đến 4 tuần nên mẹ cần chuẩn bị tâm lý cũng như kỹ năng để cùng con vượt qua. Khi bước vào tuần thứ 15 bé đã bắt đầu nhận thức được nguyên nhân và ảnh hưởng của sự vật nên có thể bắt đầu đưa ra sự phán đoán về kết quả cho mỗi hành động đơn giản. Lúc này, bé đã có thể tự cho tay vào miệng để mút hoặc cầm nắm mọi vật đề nhét vào miệng và thậm chí là nhìn theo bố mẹ....Sự phát triển nhảy vọt này lại tiếp tục một lần nữa khiến giấc ngủ của bé bị xáo trộn.

    Giai đoạn số 5: Tuần 23 đến tuần 26

    Sau một tháng quấy khóc, mẹ chưa kịp nghỉ ngơi lấy lại sức thì bé lại tiếp tục bước vào giai đoạn mới. Khi bước vào tuần thứ 23 bé sẽ bước chân vào thế giới của các mối quan hệ. Thế giới trong mắt bé trở nên rộng lớn hơn nên lúc này bé muốn cố gắng hoàn thiện bản thân mình hơn bằng cách cố gắng cố gắng trườn, bò, lăn…Thậm chí, ngay cả trong giấc ngủ cũng có thể bất chợt ngóc đầu lên. Mất ngủ, quấy khóc là triệu chứng của bé ở giai đoạn này Tất nhiên, điều này sẽ khiến giấc ngủ của con không được sâu và bắt đầu biết hét, quấy khóc và biếng ăn hơn. Nhưng mẹ cần lưu ý, giai đoạn này bé rất sợ phải rời xa mẹ và luôn cảm thấy bất an khi mẹ đi khuất tầm mắt. Do đó, mẹ nên chú ý để ở gần và quan tâm con nhiều hơn nhé!

    Giai đoạn số 6: Tuần 34 đến 37

    Lại là một giai đoạn kéo dài đến cả tháng, nghe thôi mẹ cũng đã cảm thấy mệt mỏi phải không nào.  Lúc này bé sẽ vận động nhiều hơn và có nhiều tiến bộ mỗi khi bò hay tập đứng thẳng, thậm chí còn có thể tập bước những bước đi đầu tiên với sự trợ giúp của người lớn. Ở khoảng thời gian này, giấc ngủ của con sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, do đó bố mẹ hãy cố gắng duy trì thói quen ngủ cho con dù là vì bất kỳ lý do nào. Sau khi hết giai đoạn khó chịu này bé đã có thể nhận thức được đâu là người quen hay người lạ và  chỉ theo ai mà cho bé là đáng tin tưởng.

    Giai đoạn số 7: Tuần 42 đến tuần 46

    Sau một quãng thời gian dài mệt mỏi, giờ đây mẹ có thể thở phào nhẹ nhõm khi bé đã dần hiểu được các trình tự. Những tiếng mẹ mẹ ngắn gọn những những câu trả lời đơn giản sẽ mang đến niềm hạnh phúc vô bờ bến cho mẹ cũng như đánh dấu một cột mốc quan trọng trong chính cuộc đời bé. Dấu hiệu nhận biết sớm tuần khủng hoảng của trẻ Không chỉ vậy, trong giai đoạn này bé còn có thể tự làm những công việc đơn giản mỗi ngày như ăn cơm, mặc đồ. Thậm chí, có nhiều bé tập tành tự bước những bước đi đầu đời trên chính đôi chân của mình mà không cần bố mẹ trợ giúp. Tuy nhiên, đôi lúc con sẽ khó chịu và thường xuyên cáu gắt hơn, nhưng mẹ đừng lo lắng nhé, đây chỉ là giai đoạn phát triển mà con yêu cần vượt qua để trưởng thành hơn thôi.

    Giai đoạn số 8: Tuần 51 đến tuần 54

    Một cột mốc quan trọng mang nhiều dấu ấn đặc biệt của con mà bất kỳ mẹ nào cũng muốn lưu giữ lại. Sau một quãng thời gian dài quấy khóc, khó ngủ, biếng ăn… giờ đây bé đã trở nên trưởng thành hơn và bắt đầu thể hiện ở thích và chính kiến của mình. Do đó, ở giai đoạn này việc đưa bé vào một lối sống nề nếp luôn là bài toán nan giải đối với mỗi bậc phụ huynh. Có lẽ điều tốt nhất ba mẹ có thể làm chính là chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đón những cơn ăn vạ dữ dội không lý do từ trên trời rơi xuống nhé. Tuy nhiên, đừng la mắng hay đánh bé bởi sẽ khiến tâm lý của con bị ảnh hưởng.

    Giai đoạn số 9: Tuần 60 đến 64

    Lúc này con đã dần trưởng thành hơn, đã có thể hiểu được những phản ứng của ba mẹ trong mỗi hành động của bé. Sau bao tuần mệt mỏi thì giờ đây mẹ có thể thở phào nhẹ nhõm hơn khi chứng kiến con yêu của mình đã có thể biết làm nũng, nịnh mẹ, pha trò hài hước và làm theo các hành động của người lớn. Tuy nhiên, để hình thành một thói quen tốt nhất cho bé cả bố và mẹ cần có sự nhất quán mỗi khi đưa ra thông điệp. Đây chính là thời điểm vàng để thiết lập một khuôn khổ mới và tập cho bé cách sống kỷ luật.’

    Giai đoạn số 10: Tuần 71 đến tuần 75

    Ở giai đoạn cuối cùng này, khi gần 20 tháng tuổi bé sẽ có nhiều thay đổi lớn như biết xâu chuỗi các sự việc để có thái độ phù hợp trong từng hoàn cảnh. Điều mẹ có thể dễ dàng nhận thấy nhất là bé đã có thể tự bước đi và chạy nhảy vững hơn. Tuy nhiên, đây là thời điểm quan trọng để ba mẹ hình thành tính cách của trẻ nhỏ. Do đó, hãy kiên nhẫn và kiềm chế sự tức giận của mình nhưng vẫn phải cương quyết để không khiến bé có thói quen ăn vạ mỗi khi làm sai hay bị la… Lưu ý: Không phải cứ đột nhiên con quấy khóc, biếng ăn hay mất ngủ đều do tuần khủng hoảng. Rất có thể, bé đang mọc răng, đang có những thay đổi về thể chất hay bị bệnh, đói…Nên phụ huynh cần quan sát và xác định rõ nguyên nhân để có cách xử lý phù hợp.

    Làm thế nào để cùng bé vượt qua tuần khủng hoảng

    Làm thế nào để cùng bé vượt qua tuần khủng hoảng Cách tốt nhất để bố mẹ có thể cùng con vượt qua tuần khủng hoảng chính là phải nắm được 10 cột mốc quan trọng mà chúng tôi vừa đề cập ở trên. Từ đó mới có thể hiểu được điều con cần thông qua tiếng khóc, sự khó chịu…Dưới đây sẽ là một số cách giúp bố mẹ nên biết để cùng con vượt qua 10 giai đoạn khó khăn này một cách dễ dàng hơn:

    • Buổi tối, nên cho bé ngủ sớm hơn bình thường từ 30 đến 45 phút.
    • Ở các giai đoạn, tuần 12 đến 26, tuần 37 đến 55 và tuần thư 64 nên cắt đi một giấc ngủ ngày của con.
    • Trong trường hợp bé không muốn ăn, không nên ép quá để không khiến việc biếng ăn sinh lý trở thành biếng ăn tâm lý. Mẹ nên đợi đến khi bé đòi ăn mới cho ăn cũng được.
    • Nên quan tâm, vỗ về và dành nhiều thời gian ở bên con, cùng con tham gia nhiều trò chơi để bé có thể học hỏi và tập luyện thêm nhiều kỹ năng mới.
    • Khi bé quấy khóc, mẹ có thể massage, cho bé nghịch nước hay bất kỳ hoạt động nào mà bé yêu thích.

    Thực chất, wonder week không phải là 1 chứng bệnh, đây chỉ là khoảng thời gian khó khăn để bé phát triển hoạt động và trí não bởi có quá nhiều thứ mới lạ con cần học hỏi và thích nghi. Do đó, bố mẹ chỉ cần chịu khó quan sát và lắng nghe và biết cách xử lý khoa học là đã có thể cùng con vượt qua tuần khủng hoảng một cách nhẹ nhàng nhất. Hy vọng rằng, những chia sẻ mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây sẽ giúp bố mẹ cảm thấy bớt lo lắng và có thể thấu hiểu tâm lý của bé trong mỗi giai đoạn. Chúc các bố mẹ sẽ có thêm những trải nghiệm tuyệt vời và vô cùng ý nghĩa khi cùng con bước qua những dấu ấn đáng nhớ!

    Tag: Mẹ và bé, tư liệu tham khảo. Đồ Cúng Tâm Linh Việt - Nơi lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam

    Trang chủ
    Menu
    Gọi Ngay
    Chat
    Liên Hệ