Ý nghĩa mâm cúng Mụ cho trẻ ở Việt Nam

Đồ cúng Tâm Linh Việt - Nơi lưu giữ bản sắc văn hóa VN
Ý nghĩa mâm cúng Mụ cho trẻ ở Việt Nam
Ngày đăng: 23/04/2023 14:41:40:PM   -     Lượt xem: 774
 Mục lục bài viết

    Lễ cúng Mụ rất phổ biến ở các nước châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Lễ được tổ chức vào ngày đứa trẻ sinh được 3 ngày (ngày đầy cữ), 1 tháng (ngày đầy tháng), 100 ngày (ngày đầy tuổi) và 1 năm (ngày thôi nôi). Vậy Bạn đã biết ý nghĩa cúng Mụ là gì chưa? Nếu chưa, hãy cùng Đồ Cúng Tâm Linh Việt theo dõi bài viết dưới đây nhé!

    Ý nghĩa mâm cúng Mụ

    Ý nghĩa mâm cúng mụ Ý nghĩa mâm cúng mụ

    Ý nghĩa cúng Mụ là gì? Sau khi đứa trẻ chào đời, để đánh dấu các mốc phát triển của con như tròn 3 ngày, 1 tháng tuổi, 3 tháng tuổi hay 1 năm tuổi thì các ông bố, bà mẹ sẽ sắm sửa 1 mâm lễ cúng với mục đích tạ ơn và cầu mong các bà Mụ, các vị tiên nương phù hộ, bảo vệ đứa trẻ luôn khỏe mạnh, chơi ngoan.

    Theo tín ngưỡng dân gian, đây là các Bà Mụ đã phụ trách việc sinh nở, hình thành ra đứa trẻ, dạy trẻ biết nói, cười, đi, đứng,… Đây là 1 nghi thức mang ý nghĩa tâm linh, là nét đẹp văn hóa trong phong tục truyền thống của người Việt.

    Chuẩn bị mâm lễ cúng Mụ cho bé

    Trong nghi lễ cúng Mụ, việc chuẩn bị lễ vật là hết sức quan trọng nói lên ý nghĩa cúng Mụ nên cần sự thành tâm và chu đáo. Một mâm cúng Mụ điển hình ở các gia đình Việt Nam gồm 12 lễ nhỏ (cúng 12 bà Mụ) và 1 lễ lớn (cúng bà Mụ Chúa):

    Mâm lễ cúng Mụ đơn giản, đầy đủ theo phong tục Vệt Nam

    • 1 đĩa trầu têm gồm 12 miếng bé và 1 miếng lớn hơn.
    • Đồ vàng mã: 13 đôi giày, 13 bộ váy áo.
    • Bộ đồ chơi trẻ em với bát, đũa, nón, mũ, hoa quả, con vật, xe ô tô, xe đạp,…
    • Bộ tam sên gồm thịt heo luộc, cua, ốc hoặc tôm luộc hoặc có thể chuẩn bị cua, cá, tôm sống để trong chậu dùng để phóng sinh sau khi cúng. (tuỳ theo phong tục vùng miền)
    • Phẩm oản: 12 phần nhỏ bằng nhau và 1 phần lớn hơn. (tuỳ theo phong tục vùng miền)
    • Các món ăn mặn: xôi gà, rượu tẻ, các món ăn khác tùy theo từng vùng miền.
    • Kẹo, bánh: gồm 12 phần nhỏ và một phần to hơn.
    • Chè, cháo trắng: 12 chén nhỏ và 1 chén to.
    • Hương, hoa tươi (cúc, hồng, đồng tiền), nến, trái cây tươi (cam, xoài, táo, lê, bưởi,...).

    Đặt bình hoa và lư hương ở phía Đông, các lễ vật được sắp đặt hài hòa, cân đối trên bàn cúng ở phía Tây. Tại các vùng miền khác nhau thì mâm cúng sẽ bao gồm các lễ vật có sự thay đổi tùy theo mục đích cúng Mụ là đầy cữ, cúng đầy tháng hay cúng thôi nôi.

    Trong lễ cúng thôi nôi, ngoài chè, xôi, vịt cúng Mụ Bà - Đức Ông thì còn có heo sữa quay cúng thổ địa, thổ công. Ngoài ra còn có 1 đĩa lòng lợn, rau ăn sống, nhang, nến, rượu tẻ, trà, trái cây tươi.

    Nghi thức cúng Mụ theo phong tục Việt Nam

    Sau khi chuẩn bị và sắp đặt mâm cúng xong, bố mẹ hay ông bà của đứa trẻ sẽ đốt 3 nén nhang, bế bé ra trước mâm lễ và khấn bài khấn cúng Mụ cúng 12 mụ bà.

    Khi việc khấn hoàn tất, lạy vái 3 cái, chờ 3 tuần hương cháy hết thì hạ lễ, hóa vàng. Các đồ cúng được mang xuống chia cho trẻ con trong nhà và xung quanh xóm làng, các sinh vật sống thì mang ra sông, hồ phóng sinh.

    Cúng Mụ Bà là một trong những phong tục tín ngưỡng tâm linh đẹp của người Việt. Không chỉ mang ý nghĩa tạ ơn mà còn là lời thỉnh ước về cuộc sống tươi đẹp mà bất cứ bậc làm cha làm mẹ nào cũng mong muốn sẽ đến với con yêu của mình.

    Hi vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn biết được ý nghĩa cúng Mụ cho trẻ ở Việt Nam. Ngoài cách tự chuẩn bị, sắm sửa mâm lễ cúng Mụ cho bé, bạn có thể tham khảo và sử dụng dịch vụ sửa soạn mâm cúng Mụ trọn gói của đồ cúng Tâm Linh Việt bằng cách Gọi hotline: 1900 2119. Chúc gia đình bạn có một lễ cúng Mụ thật trọn vẹn!

    Tag: Tin tức, tư liệu tham khảo. Đồ Cúng Tâm Linh Việt - Nơi lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam!

    Trang chủ
    Menu
    Gọi Ngay
    Chat
    Liên Hệ