Cấp cứu sặc sữa kịp thời, an toàn cho bé ngay tại nhà

Đồ cúng Tâm Linh Việt - Nơi lưu giữ bản sắc văn hóa VN
Cấp cứu sặc sữa kịp thời, an toàn cho bé ngay tại nhà
Ngày đăng: 23/04/2023 14:41:40:PM   -     Lượt xem: 664
 Mục lục bài viết

    Không ít trường hợp trẻ bị sặc sữa vì vài sai lầm của cha mẹ, chính vì vậy mà việc trang bị cho mình những kỹ năng phòng khi bé sặc sữa là rất cần thiết. Một phần nguyên nhân cũng không nằm ở việc lỗi của phụ huynh mà rất có thể do cơ thể của bé còn quá nhỏ để phản ứng với quá trình sữa chảy nhanh. Việc của phụ huynh là cần nắm được cách phòng tránh sặc sữa ở trẻ sơ sinh.

    Sặc sữa ở trẻ sơ sinh là gì?

    Đây là hiện tượng xảy ra khi bé bú sữa tràn vào đường thở khiến bé bị sặc sụa, khó thở thậm chí là tím tái ngưng thở. Trường hợp này nếu cha mẹ không có kinh nghiệm hoặc kỹ năng cần thiết để cấp cứu nhanh chóng kịp thời thì trẻ có thể tử vong.

    Nguyên nhân gây sặc sữa ở bé

    Thông thường có vài nguyên nhân cơ bản dẫn đến sặc sữa mà cha mẹ cần nắm để tránh tình trạng này:

    • Trẻ lúc bú hoặc ăn không đúng tư thế, không ngoại trừ cho bú quá no
    • Mẹ cho trẻ bú khi đang khóc hoặc đang ho
    • Quá trình tiết sữa mẹ nhiều khiến trẻ nuốt không kịp
    • Với trẻ bú bình thì có thể núm vú cao su có lỗ thông quá rộng lực sữa chảy xuống nhiều
    • Đối với trẻ sinh non tháng có tình trạng phản xạ bú chưa có nuốt kém
    • Trường hợp cuối cùng là bé bị dị tật bẩm sinh vùng hầu họng: sứt môi, hở hàm ếch…

    Dấu hiệu nhận biết bé bị sặc sữa

    Không khó phát hiện ra hiện tượng dấu hiệu khi bé bị sặc sữa. Dấu hiệu cơ bản để xác định nhanh chóng là khi bé đang bú, đang ăn, cũng có thể là đang chơi đùa đột ngột bé chuyển sang ho dữ dội, da chuyển tái xanh, sặc sụa, tím tái, chân tay trở nên cứng đờ. Thường thì lúc này bé không thể khóc, chỉ ú ớ, cơ thể co giật. Bé bị nôn ra sữa hoặc bọt, máu.

    Các bé sơ sinh khi bị sặc thường sẽ có biểu hiện khó chịu, khóc lóc. Cha mẹ phải chuẩn bị tâm lý và bình tĩnh vì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động khác và tâm lý của trẻ. Không ít trường hợp trẻ sơ sinh ngạt thở do sặc sữa và cha mẹ đừng chủ quan khi bé thường gặp tình trạng này.

    Sặc sữa là trường hợp thường xuyên xảy ra với trẻ sơ sinh

    Cách xử lý, cấp cứu sặc sữa ở trẻ sơ sinh

    Cho trẻ nằm sấp trên cẳng bàn tay phải, tay còn lại vỗ mạnh và nhanh 5 cái vào lưng trẻ. Việc này nhằm tăng áp lực trong lồng ngực để đẩy sữa ra khỏi đường hô hấp.

    Trường hợp trẻ vẫn khó thở, tím tái thì cha mẹ đặt trẻ nằm ngửa trên một mặt phẳng chắn chắn. Thực hiện thao tác dùng hai ngón tay trỏ và giữa nhấn mạnh 5 cái ở khu vực nửa dưới của xương ức (dưới đường nối hai vú khoảng 1 đến 2 cm). Bạn hãy lặp lại 5 đến 6 lần cho đến khi nào thấy trẻ có dấu hiệu hồi phục và da bắt đầu hồng hào trở lại.

    Làm thông đường thở của bé bằng cách dùng miệng hút mạnh vào mũi và miệng trẻ. Bắt buộc phải hút kỹ những sữa còn đọng ở họng và mũi. Bắt đầu hút miệng trước rồi mũi sau. Thao tác chậm khi sặc sữa ở trẻ sơ sinh sẽ gây tắc nghẽn đường hô hấp do sữa tràn vào phế quản.

    Đối với trẻ có biểu hiện ngưng thở: Cha mẹ có thể kết hợp các biện pháp trên cùng với hà hơi thổi ngạt. Cách thao tác như sau: Ngậm mũi và miệng trẻ thổi vào đến khi thấy lồng ngực có xu hướng hơi nhô lên. Cuối cùng đưa bé đến ngay bệnh viện gần để được cấp cứu kịp thời.

    Cần nhẹ nhàng và dứt khoát khi thực hiện sơ cấp

    Biện pháp phòng tránh sặc sữa cho trẻ

    Đối với các trẻ sơ sinh mẹ nên bế trẻ cao đầu cùng với tư thế thoải mái nhất. Không vội vàng hoặc ép bé bú, thao tác cần cẩn trọng, nhất là với các bé sinh non tháng. Mẹ nên quan sát trẻ khi đang bú, thấy bé nuốt sau khi mút sữa.

    Trong trường hợp bé ho, khóc phải ngừng bú ngay, sữa còn trong biện lại càng không ép bú. Nếu sữa mẹ bị chảy ra quá nhiều thì dùng tay kẹp đầu vú để ngăn lực sữa đi xuống.

    Một điều quan trọng mà mẹ cần nhớ là bú xong thì bế bé sấp lên vai, vỗ nhẹ nhàng vào lưng để bé ợ toàn bộ hơi trong dạ dày, tránh bị đầy bụng hoặc nôn trớ sặc sữa.

    Trẻ nào bú bình cần chọn đầu núm vú không rộng quá với miệng bé, nên đục 1 đến 2 lỗ bằng đầu kim băng ở bên núm. Nghiêng bình khoảng 45 độ, sao cho chất lỏng tràn đều lỗ bình, cách này để bé không mút nhiều không khí. Còn nếu bé uống sữa bằng thìa mẹ nên bón từ từ, từng chút một, bé nuốt hết mẹ hẳn tiếp tục bón thêm.

    Quá trình sau bú no cũng rất quan trọng, không đặt trẻ ngay xuống giường mà nên bế bé thẳng đứng sau ăn ít nhất 20 phút, không thay đổi tư thế của bé liên tục. Nếu bé nằm ngủ thì nên chèn thêm gối. Tã thả lỏng không buộc chặt vì dễ tạo lực tác động đến hệ tiêu hoá của bé.

    Một lưu ý cực lớn cho mẹ khi cho bé bú là không cho bú khi bé ngủ, đang khóc, ho. Người lớn không đùa cợt với trẻ khi bú vì bé cười sẽ dẫn đến sặc sữa. Đối với những bé cơ địa dễ nôn trớ thì nên giảm lượng sữa mỗi bữa ăn đồng thời tăng số bữa ăn lên để bù lại.

    Quan sát trẻ mỗi khi bú sữa để tránh sặc sữa

    Quá trình xử lý cấp cứu sặc sữa ngay tại nhà cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn sẽ giúp bé thoát khỏi giai đoạn nguy hiểm. Trường hợp sơ cứu tại nhà đúng cách như trên nhưng bé vẫn còn biểu hiện ho sặc sụa, ngưng thở. Lúc này cha mẹ cần đưa bé đến ngay bệnh viện để cấp cứu.

    Tag: Mẹ và bé, tư liệu tham khảo. Đồ Cúng Tâm Linh Việt - Nơi lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam!

    Trang chủ
    Menu
    Gọi Ngay
    Chat
    Liên Hệ