Chuẩn bị mâm cúng ông Táo kiểu miền Bắc

Đồ cúng Tâm Linh Việt - Nơi lưu giữ bản sắc văn hóa VN
Chuẩn bị mâm cúng ông Táo kiểu miền Bắc
Ngày đăng: 23/04/2023 14:41:41:PM   -     Lượt xem: 516
 Mục lục bài viết

    Cúng Táo quân ngày 23 tháng Chạp hằng năm là phong tục có từ lâu đời của cha ông ta. Tuy vậy, mỗi miền Bắc, Trung, Nam đều có những nét riêng biệt trong tục lệ thờ cúng ông Táo. Ngày hôm nay, Đồ Cúng Tâm Linh Việt xin giới thiệu tới bạn một số thông tin về lễ cúng ông Táo kiểu miền Bắc.

    Lễ vật cúng ông Táo ở Miền Bắc

    Người dân miền Bắc xem ngày Tết ông Táo là 1 trong những ngày lễ quan trọng của năm nên mọi khâu chuẩn bị từ lễ vật cho tới nấu mâm cỗ đều được thực hiện rất trang trọng.

    - Lễ vật để cúng Táo quân gồm có:

    Lễ vật để cúng Táo quân Lễ vật để cúng Táo quân

    • Ba chiếc mũ quan (2 mũ cho ông Táo và 1 mũ cho Táo bà). Các mũ quan được làm khá cầu kì, trên mũ có trang trí các gương nhỏ lóng lánh, màu sắc sặc sỡ. Để đơn giản, ở nhiều vùng người dân thường cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Táo (có cánh chuồn).
    • 3 chiếc áo quan, 3 đôi hia.
    • Màu sắc của mũ, áo hay hia ngũ hành hằng năm mà có sự thay đổi.+ Giấy, tiền, vàng mã, 3 con cá chép giấy làm "vật cưỡi" để Táo lên chầu trời.
    • Cau, trầu tươi là những thứ không thể thiếu.
    • Ngày nay, người ta thường chuẩn bị 3 con cá chép sống thả vào trong 1 chiếc chậu đặt bên cạnh những lễ vật trên, sau khi làm lễ sẽ mang ra “phóng sinh” ở các ao, hồ, sông, suối gần nhà.

    Các gia đình sẽ dọn dẹp sạch bàn thờ trong gia đình, tay chân chân nhang cũ, lau rửa lư hương để chuẩn bị tiễn Táo quân về trời và đón năm mới. Bàn thờ Táo quân được bày trí trong gian nhà bếp, riêng biệt với bàn thờ gia tiên, trên đó thờ bộ mũ quan và hia. Sau khi làm lễ, khấn bái, hóa vàng mã, gia chủ sẽ thay ba ông đầu rau trong bếp, thả xuống ao và đặt 1 bộ mới vào bếp, bộ mũ, hia trước đó cũng được thay mới. Ngoài những lễ vật trên một số vùng miền Bắc còn có tục cúng chè bà cốt. Lúc nấu chè, gia chủ cố tình để chè rơi lên ông đầu rau hoặc bôi chè trục tiếp lên đầu rau với quan niệm để Táo Quân lên Trời bẩm báo cho ngọt giọng.

    Người Bắc cúng tiễn Táo quân vào thời gian nào?

    Lễ tiễn được cúng vào trưa hoặc chiều ngày 22 tháng Chạp mỗi năm, hoặc sáng sớm và trưa ngày 23. Thời gian cúng phổ biến là từ 11 – 13 giờ. Các gia đình dù bận công việc gì đều sắp xếp và hoàn thành việc cúng lễ trước 13h trưa ngày 23 tháng Chạp để kịp tiễn các Táo về Trời.

    Mâm cỗ cúng ông Táo kiểu miền Bắc

    Ở miền Bắc, mâm cúng ông Táo gồm những gì? Chắc chắn đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, nhất là những nàng dâu xứ khác mới về nhà chồng. Thật ra thì mâm cỗ cúng ông Táo không cần quá cầu kỳ nhưng cần chuẩn bị tươm tất, chu đáo để thể hiện được sự thành tâm của gia chủ trước bàn thờ vị thần trông coi việc bếp núc nhà mình.

    Mâm cỗ cúng ông Táo ở miền Bắc Mâm cỗ cúng ông Táo ở miền Bắc

    Một mâm cỗ cúng ông Táo kiểu miền Bắc thường có:

    • 1 đĩa thịt lợn (vai hoặc chân giò) luộc
    • 1 con gà luộc buộc chéo cánh ngậm hoa hồng hoặc ớt tỉa hoa.
    • 1 bát canh măng hầm chân giò lợn.
    • 1 đĩa rau xào thập cẩm.
    • 1 đĩa giò lợn.
    • 1 cái bánh chưng hoặc xôi vò.
    • 1 đĩa chè (chè bà cốt, chè trôi nước, chè đậu kho).
    • 1 đĩa hoa quả (từ 3 – 5 loại quả).
    • 1 bình trà sen.
    • 1 chai rượi nếp.
    • 1 quả cau, lá trầu
    • 1 lọ hoa đào.
    • 1 lọ hoa cúc kim cương.
    • 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo.

    Xem thêm: Bài Cúng Ông Táo

    Hi vọng với những chia sẻ mà Đồ Cúng Tâm Linh Việt đã giúp cho bạn biết cách chuẩn bị mâm cúng ông Táo kiểu miền Bắc. Nếu bạn bận rộn hoặc chưa có kinh nghiệm hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0901 305 668 hoặc truy cập website: docungtamlinhviet.com để sử dụng dịch vụ đặt mâm cúng ông Táo trọn gói, đúng phong tục Việt tại nhà nhé!

    Tag: Phong tục, bài văn khấn. văn điếu, tư liệu tham khảo. Đồ Cúng Tâm Linh Việt - Nơi lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam!

    Trang chủ
    Menu
    Gọi Ngay
    Chat
    Liên Hệ