Tục lệ cúng ông Táo của người miền Nam

Đồ cúng Tâm Linh Việt - Nơi lưu giữ bản sắc văn hóa VN
Tục lệ cúng ông Táo của người miền Nam
Ngày đăng: 23/04/2023 14:41:41:PM   -     Lượt xem: 712
 Mục lục bài viết

    Tục lệ cúng Táo quân của người dân Việt Nam là 1 nét đẹp của tín ngưỡng tâm linh. Mỗi miền Bắc, Trung, Nam đều có những sự khác biệt trong việc thờ cúng ông Táo. Ngày hôm nay, Đồ Cúng Tâm Linh Việt xin giới thiệu tới bạn một số thông tin về lễ cúng ông Táo của người miền Nam.

    Người miền Nam cúng ông Táo vào những ngày nào?

    Người miền Nam Việt Nam có tục cúng ông táo vào 2 dịp trong năm đó là cúng tiễn ông Táo về chầu trời ngày 23 tháng Chạp âm lịch và cúng ông Táo ngày 7 tháng Giêng.

    Tiễn ông Táo về trời ngày 23 tháng 12 âm lịch hằng năm

    Lễ tiễn ông Táo về chầu trời là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm đối với người Nam bộ. Họ quan niệm rằng đây là ngày đánh dấu thời điểm bắt đầu vào mùa Tết Nguyên Đán. Ngày xưa ông bà gọi là lễ tiễn Táo quân chầu trời. Thời nay, người dân thường gọi là Tết ông Táo.

    Đón ông Táo về nhà ngày 7 tháng Giêng

    Theo tín ngưỡng dân gian, ông Táo lên trời bẩm báo chuyện trần gian với Ngọc Hoàng từ ngày 23 tháng Chạp đến 30 tháng Chạp mỗi năm. Vì vậy, cứ đến mùng 7 tháng Giêng, người ta lại chuẩn bị lễ đón Táo quân về nhà.

    Xem thêm: Chuẩn bị mâm cúng ông Táo kiểu miền Bắc

    Tục lễ cúng ông Táo của người miền Nam khác gì so với miền Bắc - Trung

    Người miền Bắc cúng ông Táo bằng cá chép

    Người dân thường làm lễ cúng ông Táo tương đối sớm, người dân sẽ bắt đầu cúng lễ từ 20 và muộn nhất là trưa ngày 23 tháng Chạp. Bởi họ quan niệm rằng sau buổi trưa ngày 23 các Táo quân đã lên đường về thiên đình không còn ở trần gian nữa.

    Trước lúc cúng bái, gia chủ sẽ quét dọn bàn thờ ông Táo và khu vực bếp nấu gia đình tươm tất, thay chân hương bằng tro mới. Sau khi thắp nhang, khấn bái hoàn tất, gia chủ sẽ phóng sinh cá chép sống ra ao, hồ, sông gần nhà.

    Người Trung bộ cúng ông Táo Bằng ngựa giấy

    Người Trung bộ có tục lệ cúng ông Táo tương đối cầu kĩ. Thay vì cúng cá chép như miền Bắc, người dân ở đây thường cúng Táo quân bằng một con ngựa bằng giấy có đủ bộ yên, cương.

    Một số vùng như Huế và Hội An có tục cúng tượng đất táo quân và dựng cây nêu sau ngày 23 tháng Chạp.

    Miền Nam cúng Táo quân vào buổi tối

    Người Nam bộ thường cúng ông Táo vào buổi tối

    Tại miền Nam, người ta sẽ tiễn ông Táo vào buổi tối, từ 8h đến 11h đêm.

    Người Sài Gòn cho rằng vào cuối ngày, sau khi cả gia đình đã dùng xong bữa tối, không còn nấu nướng và dùng đến bếp nữa thì mới được tiễn ông Táo lên đường gặp Ngọc Hoàng.

    Mâm cúng ông Táo ngày 23 tháng chạp của người Nam bộ thường có hoa tươi, đĩa kẹo làm từ mè đen và đậu phộng, nhang, đèn cầy, 3 ly nước lọc và bộ vàng mã “cò bay, ngựa chạy” để hóa sau khi cúng để làm phương tiện cho Táo cưỡi về Trời.

    Xem thêm: Cách nấu 3 món canh cúng ông Táo chay

    Mâm cúng ông Táo người miền Nam gồm những gì?

    Theo phong tục, mâm cúng ông Táo người miền Nam gồm có:

    • Thịt heo luộc.
    • Gà luộc hoặc quay.
    • Đĩa rau xào.
    • Hành muối.
    • Xôi gấc
    • Giò heo
    • Canh mọc.
    • Trái cây tươi, trà, rượu, cau trầu,...
    Xem thêm: Bài Cúng Ông Táo ở đây

    Ngoài ra, còn tùy theo điều kiện của từng gia đình mà gia chủ sẽ có sự chuẩn bị mâm cúng ông táo khác nhau. Hi vọng với những chia sẻ mà Đồ Cúng Tâm Linh Việt ở trên đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích về tục lệ cúng ông Táo của người miền Nam. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm chuẩn bị và bận rộn với công việc hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0901 305 668 hoặc truy cập website: docungtamlinhviet.com để sử dụng dịch vụ mâm cúng Táo quân trọn gói, đầy đủ theo phong tục Việt tại nhà.

    Tag: Phong tục, bài văn khấn. văn điếu, tư liệu tham khảo. Dịch Vụ Đồ Cúng Cao Cấp - Đồ Cúng Tâm Linh Việt 

    Trang chủ
    Menu
    Gọi Ngay
    Chat
    Liên Hệ