Những dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ? Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Đồ cúng Tâm Linh Việt - Nơi lưu giữ bản sắc văn hóa VN
Những dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ? Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Ngày đăng: 23/04/2023 14:41:41:PM   -     Lượt xem: 540
 Mục lục bài viết

    Thiếu sắt là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh thiếu máu ở trẻ nhỏ và người lớn. Đặc biệt trẻ sinh non hoặc thiếu cân là các đối tượng dễ thiếu sắt nhất. Thông thường trẻ thiếu máu vì thiếu sắt sẽ mệt mỏi, biếng ăn, còi cọc, suy giảm trí nhớ và sức đề kháng. Đặc biệt thể lực và trí não cũng bị ảnh hưởng. Những nước kém hoặc đang phát triển như Việt Nam có tỷ lệ trẻ mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt rất cao. Thiếu sắt về lâu dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển tinh thần, thể chất của trẻ. Do đó việc phát hiện và điều trị sớm có ý nghĩa rất lớn với sự phát triển của trẻ. Vậy bạn có biết các dấu hiệu của thiếu sắt? Và làm cách nào để phòng ngừa, điều trị tình trạng thiếu sắt ở trẻ?

    Tình trạng thiếu sắt ở trẻ nhỏ 

    Trẻ thiếu sắt thường sẽ biếng ăn, mệt mỏi Trẻ thiếu sắt thường sẽ biếng ăn, mệt mỏi

    Trong cơ thể người, mỗi tế bào hồng cầu đều có sắt bên trong hemoglobin của nó. Hemoglobin là protein có chức năng vận chuyển oxy từ phổi đến các mô trong cơ thể. Sắt nằm trong hemoglobin có công dụng giúp protein này tăng sức mạnh vận chuyển oxy trong máu. Từ đó oxy được đi khắp mọi bộ phận, cơ quan trong cơ thể. 

    Xem thêm các bài viết hay:

    Hiện nay việc thiếu sắt ở trẻ nhỏ ngày càng trầm trọng và mức độ tăng dần theo thời gian. Ở giai đoạn đầu, số lượng sắt trong cơ thể giảm xuống dẫn đến trẻ bị thiếu sắt. Lúc này chức năng não bộ và cơ bắp của trẻ bị ảnh hưởng. Trong khi các tế bào hồng cầu không thay đổi nhiều tại thời điểm này. Nguyên nhân là cơ thể đã dùng hầu hết chất sắt đang có để tạo hemoglobin. Việc thiếu sắt ở trẻ nhỏ thường là do chế độ ăn uống không đủ chất. Cơ thể trẻ không sản sinh đủ lượng hemoglobin nên hồng cầu rất ít và thường được gọi là thiếu máu. Vì thiếu máu, lượng oxy đến các mô và tế bào sẽ ít ảnh hưởng đến cơ chế hoạt động của cơ thể. 

    Dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ?

    Trẻ thiếu sắt sẽ bị suy giảm sức đề kháng Trẻ thiếu sắt sẽ bị suy giảm sức đề kháng Trẻ thiếu sắt thường không có triệu chứng nào rõ rệt bởi vì lượng sắt dự trữ trong cơ thể sụt giảm chậm. Tuy nhiên khi tình trạng thiếu máu do thiếu sắt xuất hiện, bạn sẽ thấy trẻ có những biểu hiện như sau:

    • Da xanh xao: Một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy trẻ thiếu máu vì thiếu sắt chính là da xanh xao, nhợt nhạt. Đặc biệt là ở vành tai, lòng bàn tay chân, niêm mạc họng hay kết mạc mắt nhợt nhạt. Ngoài ra trẻ cũng thường xuyên quấy khóc, mệt mỏi và dễ cáu kỉnh. 
    • Sức khỏe yếu: Trẻ thiếu máu nặng có thể sẽ bị hoa mắt chóng mặt, sụt cân, rối loạn tiêu hóa, lách to nhẹ, khó thở khi cố sức chạy nhảy hoặc vận động mạnh…. 
    • Sức đề kháng kém: Trẻ thiếu sắt sẽ bị suy giảm sức đề kháng, dễ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, chậm phát triển não bộ và khả năng suy nghĩ giảm. Ngoài ra trẻ còn mệt mỏi, lờ đờ hoặc có phản ứng chậm với tác động bên ngoài. 
    • Trẻ ít vận động: Trẻ thiếu sắt có thể sẽ mệt mỏi, ít vận động, kém tập trung, suy giảm trí nhớ, chậm chạp và ít đùa nghịch. 
    • Nhịp tim nhanh: Nguyên nhân là do thiếu hồng cầu chuyên chở oxy. Do đó các cơ quan không có đủ oxy buộc cơ thể phải bù bằng cách tăng nhịp tim để đẩy máu đi với tốc độ nhanh hơn.
    • Với mức độ cao hơn trẻ sẽ có những triệu chứng như sưng bàn tay chân, khó thở, tăng nhịp tim. Đây là những biểu hiện cho thấy trẻ đang thiếu sắt trầm trọng.
    • Hội chứng Pica: Tình trạng thiếu sắt ở trẻ còn gây ra một dạng rối loạn hành vi gọi là “hội chứng Pica”. Trẻ mắc hội chứng này sẽ ăn nhiều thứ kỳ quái như sơn, đất sét…. Điều này ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng có thể suy giảm thể chất và nhận thức, tăng nguy cơ ngộ độc chì, nhiễm trùng và nhiều biến chứng khác. 

    Bên cạnh các dấu hiệu trên, bạn có thể chọn cách xét nghiệm máu để phát hiện sớm và chính xác tình trạng thiếu sắt của trẻ. Hoặc bạn có thể so sánh màu lòng bàn tay của trẻ với bố mẹ và bạn cùng tuổi. Cách làm này đã được Bộ Y Tế đưa vào chương trình khám toàn diện cho trẻ ốm tại các cơ sở y tế.

    Nguyên nhân thiếu sắt ở trẻ là gì?

    Trẻ thiếu sắt dễ bị cáu gắt hoặc hay khóc  Trẻ thiếu sắt dễ bị cáu gắt hoặc hay khóc

    Sau đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng thiếu sắt ở trẻ nhỏ.

    Chế độ ăn uống

    Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất chính là chế độ ăn uống thiếu sắt. Tương tự các chất dinh dưỡng và vitamin, chất sắt trong cơ thể con người cũng được hấp thụ qua thực phẩm. Trong khi đó trung bình trong 10-20mg sắt được tiêu thụ bằng đường ăn uống thì chỉ có 1mg sắt hấp thụ vào cơ thể. Trẻ trong giai đoạn lớn nhanh hoặc dậy thì là thời điểm cần rất nhiều sắt. Lúc này chế độ ăn uống của trẻ cần bổ sung nhiều sắt để phù hợp cho sự tăng trưởng tự nhiên, sản xuất hồng cầu. Nếu lượng sắt không tỷ lệ thuận với thời kỳ tăng trưởng của trẻ thì dễ dẫn đến tình trạng thiếu sắt. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa, loét dạ dày, chảy máu cam…. dẫn đến thiếu sắt. 

    Trẻ sinh non, cân nặng thấp

    Thông thường trẻ sơ sinh sẽ có đủ nguồn dự trữ sắt kéo dài đến 6 tháng. Tuy nhiên trẻ sinh non hoặc thiếu cân theo quy định thì sẽ bị thiếu sắt. Do đó nếu con bạn thuộc 1 trong 2 trường hợp này thì khả năng cao bé đã bị thiếu sắt.

    Sữa bò

    Sữa bò là thức uống có ít chất sắt. Đồng thời nó còn gây cản trở khả năng tự nhiên hấp thụ sắt từ các nguồn thực phẩm khác của trẻ. Ngoài ra sữa bò cũng có thể gây kích ứng dạ dày của con trẻ. Cách tốt nhất bạn hãy hạn chế cho trẻ uống sữa bò trong năm đầu tiên. Sữa mẹ vẫn là lựa chọn tuyệt vời nhất. 

    Cách chẩn đoán bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ như thế nào?

    Khi xét nghiệm trẻ, thiếu máu do thiếu sắt thường là căn bệnh đầu tiên bác sĩ nghĩ đến. Những năm đầu đời, trẻ cần phải được xét nghiệm máu để xác định có mắc bệnh thiếu máu hay không. Trong nhiều trường hợp bác sĩ còn chỉ định kiểm tra sớm cho một số trẻ. Đặc biệt là những đứa trẻ sinh non thường trong cơ thể có lượng sắt thấp hơn trẻ sinh đủ tháng.  Bên cạnh đó, bác sĩ còn xem xét khả năng thiếu sắt ở cả những đứa trẻ lớn khi chúng có vẻ ngoài yếu ớt hay mệt mỏi. Thông thường bác sĩ sẽ hỏi chế độ ăn uống và tình trạng tăng trưởng của trẻ để xác định có thiếu sắt không. Một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hemoglobin hay chất sắt trong máu. Cách này sẽ giúp xác định chắc chắn trẻ có thiếu sắt hay không. Nhiều bác sĩ còn kiểm tra phân vì trẻ thiếu sắt đôi khi do mất máu qua đường ruột trong một thời gian dài. 

    Cách điều trị tình trạng thiếu sắt ở trẻ

    Trẻ cần bổ sung các thực phẩm giàu sắt  Trẻ cần bổ sung các thực phẩm giàu sắt

    Trẻ bị thiếu sắt thông thường sẽ được uống thuốc sắt mỗi ngày với mục đích bù đắp lượng sắt trở lại. Cách phổ biến chính là uống thuốc bổ tổng hợp chứa sắt cùng với chế độ ăn uống nhiều thực phẩm bổ sung sắt để hỗ trợ quá trình điều trị. Tuy nhiên chỉ có bấy nhiêu là vẫn chưa đủ. Mặt khác bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ uống thuốc sắt để tránh gây ngộ độc.  Bạn chỉ nên cho bé uống sắt khi đói hoặc mới ăn một ít, tránh lúc ăn quá no. Ngoài ra tuyệt đối không cho trẻ uống sắt cùng với sữa hoặc những thức uống chứa caffeine. Cả 2 loại này đều cản trở mạnh đến sự hấp thụ sắt qua đường ăn uống của cơ thể. Những thức uống như cam hoặc thực phẩm nhiều vitamin C có công dụng giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn.  Nhiều trẻ chỉ trong 1 đến 2 ngày đầu tiên sau khi uống sắt đã cảm thấy khỏe và bắt đầu thèm ăn. Vào các tháng kế tiếp, khi cơ thể trẻ bắt đầu sản sinh nhiều hồng cầu hơn thì cũng là lúc  nồng độ hemoglobin tăng trở lại. Thời gian trẻ uống sắt thường là 3 - 6 tháng mới có thể bù đắp sự thiếu hụt. Tuy nhiên với một số trẻ đặc biệt, thời gian điều trị có thể kéo dài hơn.  Trong trường hợp việc điều trị không có tác dụng, nguyên nhân có thể là vì cơ thể trẻ không hấp thu được chất sắt hoặc uống thuốc không đúng liều. Với những trường hợp này, bác sĩ thường sẽ làm xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ sắt trong cơ thể trẻ. Đối với trẻ bị thiếu sắt dẫn đến bệnh thiếu máu rất nặng thì buộc phải chuyển sang cho bác sĩ chuyên về huyết học điều trị.

    Cách phòng ngừa thiếu sắt ở trẻ?

    Bổ sung thực phẩm giàu chất sắt là cách tốt nhất  Bổ sung thực phẩm giàu chất sắt là cách tốt nhất

    Ngay từ đầu phòng ngừa thiếu sắt sẽ giúp trẻ tránh được việc học tập giảm sút và những vấn đề về hành vi. Sau đây là những cách giúp bán phòng ngừa thiếu sắt ở trẻ.

    • Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi thì chỉ có thể uống sữa mẹ hoặc sữa công thức. Vì đây là nguồn cung cấp chất sắt rất hiệu quả. Bạn nên cho trẻ bú ít nhất 1 năm đầu để phòng ngừa tình trạng thiếu sắt. Bởi vì sữa mẹ là chất sắt tốt và dễ hấp thụ nhất đối với trẻ dưới 1 tuổi. 
    • Ngay từ 6 tháng tuổi bạn cũng nên tập cho trẻ ăn những loại thực phẩm tăng cường chất sắt dạng đặc. Bạn cũng có thể tham khảo bác sĩ để bổ sung chất sắt đầy đủ cho trẻ thông qua các thực phẩm như bò, trứng, rau xanh, hải sản…… 
    • Trẻ trong độ tuổi từ 1 - 5 thì không nên uống quá 700ml sữa bò 1 ngày. Ngoài ra bạn nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm bổ sung chất sắt như ngũ cốc. Đây là nguồn thực phẩm giúp trẻ có được nhiều chất sắt hơn. 
    • Ngoài ngũ cốc, những thực phẩm sau đây cũng chứa nhiều chất sắt: thịt đỏ, cá hồi, thịt gia cầm sẫm màu, cá ngừ, rau lá xanh, lòng đỏ trứng, các loại đậu, nho khô, trái cây, mật đường. 
    • Ngoài ra bạn có thể cho trẻ ăn hoặc uống thực phẩm giàu vitamin C như bông cải xanh, cà chua, cam, dâu tây….. Chúng có công dụng tăng khả năng hấp thụ chất sắt trong cơ thể khá tốt. Trẻ thiếu sắt bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh đáng kể. 
    • Trong trường hợp trẻ nhà bạn có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt (sinh non) thì hãy chủ động bổ sung chất sắt.  Bên cạnh đó bạn nên thường xuyên đưa trẻ đến khám bác sĩ. Cách này sẽ giúp trẻ sớm được phát hiện và điều trị tình trạng thiếu sắt sớm nhất có thể. 

    Thiếu sắt là tình trạng không hiếm gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những bé sinh non hoặc chưa đủ số cân theo quy định. Tình trạng thiếu sắt kéo dài có thể dẫn đến thiếu máu ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe. Tuy nhiên các biểu hiện của thiếu sắt lại không rõ ràng cho đến khi chuyển thành bệnh thiếu máu. Do đó cách tốt nhất là cho trẻ khám bác sĩ thường xuyên để được kiểm tra và điều trị sớm. 

    Tag: Mẹ và bé, tư liệu tham khảo. Đồ Cúng Tâm Linh Việt - Nơi lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam

    Trang chủ
    Menu
    Gọi Ngay
    Chat
    Liên Hệ