Đến một giai đoạn cần thiết phụ huynh cần phải cho bé tiêm chủng vắc xin. Tiêm chủng đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển sức khỏe của bé. Tuy nhiên cơ thể trẻ em vốn rất yếu nên phụ huynh hoặc người chăm sóc trẻ cần biết những kiến thức cơ bản để chăm sóc trẻ sau khi tiêm chủng cho đúng cách.
Nhiều người, đặc biệt là những gia đình ở vùng sâu vùng xa vẫn còn chưa quá quan tâm hoặc không có nhiều hiểu biết về việc tiêm chủng cho trẻ. Điều này sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin quan trọng về việc tiêm chủng và đặc biệt là cách chăm sóc bé sau khi tiêm.

Tại sao trẻ em cần phải tiêm chủng?
Có nhiều người nêu quan điểm rằng thời xưa lúc xã hội chưa phát triển và đời sống chưa có nhiều điều kiện như hiện nay, trẻ em không cần phải tiêm chủng vẫn khỏe mạnh thì tại sao bây giờ phải cần đến chuyện đó?
Thực ra nếu bàn về thời xưa chúng ta cần lưu ý rằng xã hội đổi thay từng ngày, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự nâng cấp đời sống đã dẫn đến nhiều hiểm họa về ô nhiễm môi trường. Hệ miễn dịch của con người mà đặc biệt là trẻ em yếu hơn, chỉ cần chịu tác động nhỏ của ô nhiễm cũng đủ tạo nên mầm bệnh.
- Khi nào cần cho trẻ uống kháng sinh
- Sự thật về tắm nắng cho trẻ sơ sinh mà cha mẹ phải biết
- Hiểu đúng về Vitamin D trong sự phát triển toàn diện ở trẻ nhỏ
Ngoài ra ngày nay có rất nhiều căn bệnh truyền nhiễm hoành hành, trước đây có nhưng rất ít. Dân số tăng nhanh, sự lây lan của bệnh tật cũng nhanh đến chóng mặt. Nếu không có vắc xin, trẻ em không được tiêm chủng thì nguy cơ nhiễm bệnh và thậm chí là tỉ lệ tử vong sẽ rất cao.
Tiêm chủng vắc xin là việc đưa vào cơ thể các kháng thể có khả năng sinh ra miễn dịch đặc hiệu chủ động chống lại những tác nhân gây bệnh.
Hệ thống miễn dịch của trẻ ban đầu rất yếu ớt, nếu mầm bệnh xâm nhập cơ thể sẽ không phản kháng được những mầm bệnh đó. Tuy nhiên nếu đã tiêm chủng vắc xin thì vấn đề này sẽ được giải quyết hiệu quả.
Theo thống kê có khoảng 85 – 95% trẻ em được tiêm chủng không bị mắc bệnh. Tuy không thể bảo vệ cơ thể 100% trước mầm bệnh nhưng con số 85 – 95% cũng đã nói lên tác dụng hiệu quả của việc tiêm chủng vắc xin rồi.
Phụ huynh cần cho trẻ sơ sinh tiêm chủng theo đúng lịch trình định kỳ mà Bộ y tế đưa ra. Điều này sẽ giúp trẻ chống lại gần 30 loại bệnh lý thông thường trong đó có những bệnh nguy hiểm như sởi, loa, thủy đậu, ho gà… Tiêm vắc xin cũng có thể chống lại những bệnh truyền nhiễm hiệu quả. Đó là những lý do tại sao trẻ em cần phải tiêm chủng.

Những điều cần làm trước khi cho trẻ đi tiêm chủng
Chúng ta đã nắm được tầm quan trọng của việc tiêm chủng vắc xin, do đó cho trẻ đi tiêm định kỳ là việc mà phụ huynh hoặc người chăm sóc trẻ bắt buộc phải làm. Tuy nhiên trước khi đưa trẻ đi tiêm cần phải thực hiện những điều sau đây:
- Quan sát sức khỏe của trẻ, đảm bảo trẻ đi tiêm trong tình trạng khỏe mạnh, không bị sốt hay mệt mỏi. Trong trường hợp trẻ đang bị bệnh thì cần liên hệ với cơ sở y tế để dời lịch tiêm sau vài ngày.
- Chỉ cho trẻ ăn hoặc bú vừa đủ, không quá no nhưng cũng không được để bụng đói trước khi tiêm.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát cho trẻ để bác sĩ, y tá dễ thao tác trong quá trình tiêm. Trước khi đi tiêm nên vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ.
- Mang đầy đủ giấy tờ, sổ tiêm chủng, sổ khám bệnh (nếu có) khi đi tiêm.
- Nếu trước đó trẻ đang hoặc đã điều trị bệnh gì thì cần nói rõ với bác sĩ tình trạng sức khỏe của bé.
- Tạo cho bé tâm thế thoải mái như nói chuyện, chơi đùa, mang theo món đồ chơi yêu thích cho trẻ.

Những điều cần làm để chăm sóc bé sau khi tiêm chủng
Lưu ý trước khi đi tiêm rất quan trọng và chăm sóc bé sau khi tiêm cũng quan trọng không kém. Sau khi tiêm cơ thể của bé sẽ có thể có những phản ứng lạ nên phụ huynh hoặc người chăm sóc phải hết sức chú ý.
- Khi vừa tiêm xong không nên bế bé về nhà liền mà nên ở cơ sở y tế theo dõi khoảng 30 phút xem có những phản ứng nào xảy ra không. Khi về đến nhà cũng cần để mắt sát sao đến trẻ nguyên một ngày. Cần quan sát những thao tác của trẻ, tinh thần, tình trạng ăn ngủ, nhịp thở, nhiệt độ cơ thể…
- Sau khi tiêm có thể cho bé bú hoặc uống nhiều nước lọc.
- Phản ứng thường gặp nhất sau khi tiêm là bị sốt, chán ăn, quấy khóc… Do đó sau khi tiêm phụ huynh nên hỏi bác sĩ về phản ứng phụ của loại thuốc vừa tiêm và những phương án xử lý.
- Nếu sốt nhẹ thì dùng khăn mát lau người, trong trường hợp sốt trên 38.5 độ hoặc co giật thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị.
- Không được đụng chạm vào vết tiêm hoặc đắp lên đó bất cứ thứ gì ví dụ như khoai tây, chanh hay băng keo cá nhân như nhiều người vẫn làm.
- Không cho trẻ uống thuốc sau khi tiêm mà không có sự chỉ định của bác sĩ hoặc cán bộ y tế.

Tiêm chủng vắc xin cho trẻ em là quyền lợi của trẻ và trách nhiệm của những người chăm sóc trẻ. Mỗi người chúng ta cần hiểu rằng việc tiêm chủng vô cùng quan trọng và có sự ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ nên không được xem nhẹ.
Cần phải tiêm chủng cho trẻ đầy đủ các loại thuốc chỉ định và đúng với lịch trình cơ sở y tế đã đưa ra. Nếu có bất cứ điều gì còn thắc mắc về việc tiêm chủng bạn cần phải hỏi bác sĩ hoặc cán bộ y tế để được giải đáp tốt nhất.
Bài viết thuộc bản quyền của dịch vụ đồ cúng Tâm Linh Việt, Chuyên cung cấp mâm đồ cúng trọn gói, giao hàng miễn phí tận nơi 24/24
Bài viết liên quan
Cúng Thôi Nôi Đơn Giản Chuẩn Nhất!
Lễ cúng thôi nôi còn được xem là lễ cúng đầy năm đầu tiên của
Th11
Cúng Thôi Nôi Chay Hay Mặn?
Cúng đầy năm cho bé như thế nào để đúng chuẩn tâm linh? cúng thôi
Th11
Người có căn cô Chín & Tính cách của người có căn?
Ăn lộc cô Chín, sát căn cô Chín | Đạo Mẫu Mục luc bài viết
Th5
Hoa Ưu Đàm, Ý Nghĩa Và Hướng Dẫn Cách Nhận Biết
Hoa Ưu Đàm Là Gì? Mục luc bài viết Hoa Ưu Đàm Là Gì?Hoa ưu
Th1
Lễ cất nóc là gì? Chuẩn bị mâm lễ cúng cất nóc nhà như thế nào
Trong truyền thống văn hóa của người Việt Nam khi làm nhà có 3 nghi
Th12
Thành kính phân ưu là gì? Ý nghĩa mà nhiều người chưa hiểu về nó
Thành Kính Phân Ưu Là Gì ? Mục luc bài viết Thành Kính Phân Ưu
Th8