Đũa hoa cúng đầy tháng

Đồ cúng Tâm Linh Việt - Nơi lưu giữ bản sắc văn hóa VN
Đũa hoa cúng đầy tháng
Ngày đăng: 23/04/2023 14:41:41:PM   -     Lượt xem: 546
 Mục lục bài viết

    Đũa hoa cúng mụ – Lễ vật linh thiêng trong lễ cúng Mụ cho trẻ mới sinh

    Đũa hoa cúng Mụ là gì? Tại sao nó là lễ vật buộc phải có trong mỗi mâm cúng Mụ? Từ xa xưa, dân gian luôn truyền tai nhau rằng mỗi đứa bé đến với trần thế là do trời ban. Trong cốt lõi văn hóa của người Việt Nam, họ trân trọng giây phút đứa bé bắt đầu cất tiếng khóc chào đời vì thế bản thân mỗi người làm cha làm mẹ luôn chu đáo trong việc chuẩn bị ngày lễ đầy tháng của con mình.

    Theo quan niệm phương Đông, lễ đầy tháng hay cúng Mụ được coi là một việc làm cần thiết nhằm đánh dấu khoảnh khắc chào đời cũng như sự phát triển từng ngày của trẻ. Và trong mâm cúng thì đũa hoa được xem là lễ vật không thể thiếu trong bộ đồ lễ của mâm cúng Mụ cho trẻ. Hãy cùng khám phá những thông tin sau đây nhé!

    Đôi đũa hoa cúng mụ Đũa hoa là một lễ vật bắt buộc có trong mâm cúng Mụ cho trẻ em đầy tháng, bà Chúa được coi là người chính trong việc nặn ra một đứa bé vì thế ở mỗi mâm cúng Mụ chỉ có một đôi đũa hoa. Đũa hoa cúng Mụ là đũa được thêm bông hoa trên đầu đũa và được vót ngược đầu đũa.

    Đũa hoa cúng Mụ là gì?

    Theo tục lệ, sau khi bé vừa tròn 1 tháng, mỗi gia đình có con sẽ tiến hành làm nghi lễ cúng Mụ để tạ ơn những vị tiên đã đưa đứa bé đến với họ. Đồng thời bày tỏ lòng cầu mong những vị tiên sẽ luôn phù hộ, chăm sóc và ban phước lành cho những đứa trẻ để các bé luôn khỏe mạnh, hiền ngoan và may mắn trên chặng đường tương lai. Đó chính là bao nỗi niềm hy vọng của tất cả những ai khi đã làm cha làm mẹ cũng đều mong đến với con mình.

    Đũa hoa tại sao nó là lễ vật buộc phải có trong mỗi mâm cúng Mụ?

    Quan niệm truyền thống từ xưa trong tiềm thức người Việt Nam cho rằng chính nhờ các vị Đại Tiên (Bà chúa Đầu thai) và Tiên Mụ mà trực tiếp là 12 bộ Tiên Nương (12 bà Mụ) đã nặn ra mỗi đứa bé hiện hữu trên thế gian này, do đó trong mâm cúng phải đầy đủ 1 xôi lớn, 1 chè lớn, 1 cháo lớn dành cho bà Chúa và 12 chén chè nhỏ, 12 dĩa xôi nhỏ, 12 chén cháo nhỏ là phần của 12 bà Mụ.

    Bên cạnh đó sẽ có phong phú và đa dạng các lễ vật khác để cúng Đức Ông và 3 Đức Thầy như trái cây, hoa, nhang, đồ hàng mã (tiền), nước, gạo, muối, muỗng, đèn cầy, gạo muối, trà, rượu, giấy cúng và trầu cau….Song song với các lễ vật cúng kiếng này thì còn có muỗng, chén, đũa và 1 đôi đũa hoa.

    Đôi đũa hoa cúng đầy tháng

    Nếu bạn muốn biết đũa hoa cúng Mụ là gì?

    Thì hãy đọc kỹ khái niệm sau đây nhé: Đũa hoa là một lễ vật bắt buộc có trong mâm cúng Mụ cho trẻ em đầy tháng, bà Chúa được coi là người chính trong việc nặn ra một đứa bé vì thế ở mỗi mâm cúng Mụ chỉ có một đôi đũa hoa. Đũa hoa cúng Mụ là đũa được thêm bông hoa trên đầu đũa và được vót ngược đầu đũa.

    Ý nghĩa của đôi đũa hoa cúng Mụ

    Theo như những điều ông bà ta xa xưa hay tương truyền thì đôi đũa hoa chính là thứ đũa mà bà Chúa hay dùng, bà Chúa chính là người chủ chốt trong việc hình thành một đứa trẻ, vì thế không thể thay bằng loại đũa khác vì bà Chúa chỉ thích dùng loại đũa này.

    Việc bắt buộc phải có một đôi đũa hoa trong mâm cúng Mụ phần nào thể hiện sự tôn trọng lẫn tạ ơn đối với bà Chúa nói riêng và những vị tiên khác nói chung. Chính quan niệm nên có một đôi đũa hoa trong mâm cúng Mụ càng làm tăng lên vẻ đẹp trong tín ngưỡng truyền thống của người Việt Nam từ xưa đến ngày nay.

    Việc bắt buộc phải có một đôi đũa hoa trong mâm cúng Mụ phần nào thể hiện sự tôn trọng lẫn tạ ơn đối với bà Chúa

    Mọi lễ vật luôn được sắp xếp chu đáo, cẩn thận và bố trí rất cân đối. Ngay tại một số vùng địa phương khác, tùy theo phong tục và văn hóa vùng miền thì theo lẽ tự nhiên các lễ vật có thể thay đổi và tùy theo lễ cúng đầy tháng hay lễ thôi nôi. Tuy nhiên chính đôi đũa hoa cúng Mụ là lễ vật bất thay thế trong mâm của mọi gia đình khi tổ chức thờ cúng và làm lễ cho bé. Đó là điểm đặt biệt và vô cùng thú vị trong tín ngưỡng của nhân dân ta từ bao đời nay.

    Báo giá bàn cúng mụ cho bé trai và gái đơn giản nhất hiện nay.

    Nhằm mục đích khẳng định sự hiện hữu và vai trò của một thành viên mới trong gia đình cũng như gia tộc, các ông bố bà mẹ đã dùng tất cả sự chân thành và tấm lòng của mình để làm ra một buổi cúng Mụ rất long trọng và hài hòa mọi mặt.

    Khái niệm và ý nghĩa đã giúp ta bổ sung thêm hiểu biết về bí mật của đôi đũa. Lễ cúng Mụ là sự biểu hiện cho những hi vọng, ước muốn tốt đẹp của thế hệ đi trước đối với các thế hệ kế thừa. Và đôi đũa hoa cúng Mụ được coi như là nét đẹp văn hóa truyền thống trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt Nam, đó là sự thành kính của dân tộc có dòng dõi là ”Con rồng cháu tiên”.

    Tag: Phong tục, bài văn khấn. văn điếu, tư liệu tham khảo. Đồ Cúng Tâm Linh Việt - Nơi lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam!

    Trang chủ
    Menu
    Gọi Ngay
    Chat
    Liên Hệ