Tìm hiểu về nghi lễ cúng mãn tang, xả tang

Đồ cúng Tâm Linh Việt - Nơi lưu giữ bản sắc văn hóa VN
Tìm hiểu về nghi lễ cúng mãn tang, xả tang
Ngày đăng: 23/04/2023 14:41:40:PM   -     Lượt xem: 1977
 Mục lục bài viết

    Nghi lễ cúng mãn tang, xả tang được xem như bước cuối cùng để làm trọn hiếu nghĩa, ân tình với người đã khuất. Nó đặc biệt được người Việt Nam coi trọng. Hãy cùng với Đồ Cúng Tâm Linh Việt tìm hiểu về nghi lễ đặc biệt này trong bài viết dưới đây nhé!

    Mãn tang, xả tang nghĩa là gì?

    Nghi thức xả tang còn được gọi là cúng mãn tang. Đây là nghi lễ được tổ chức với mục đích thông báo, làm lễ hết thơi gian để tang của gia đình đối với người đã khuất. Ngày lễ này là một trong những phong tục lâu đời, mang nhiều nét văn hóa của người dân Việt Nam.

    Ngày lễ này giống như một cách giúp chúng ta làm trọn đạo hiếu, nghĩa tình đối với người đã khuất. Cùng với đó, mọi người còn thể hiện lòng thành, sự đau buồn vấn vương đối với người thân đã khuất.

    [caption id="attachment_2958" align="aligncenter" width="800"]Nghi lễ này có ý nghĩa đặc biệt Nghi lễ này có ý nghĩa đặc biệt[/caption]

    Tùy vào thời gian để tang, nghi lễ mãn tang cũng là cách để gia đình thông báo biết minh để tang cho ai, thực hiện xả tang cho ai. Vì thông thường, mọi người e ngại hỏi han đến những vấn đề mất mát, đau thương của gia đình.

    Hơn nữa, cách xả tang giống như một nghi thức tưởng niệm người đã khuất. Đây cũng là lúc mọi người cầu xin người đã khuất phù trợ, ban cho con cháu những phước lành, điều may mắn.

    Xem thêm các bài viết hay:

    Nghi lễ cúng mãn tang/ xả tang là bao lâu?

    Thông thường, thời gian để tang hay mãn tang của mỗi người sẽ phụ thuộc vào mối quan hệ thân thích. Thông thường, mọi người để tang theo hai hình thức là đại tang và tiểu tang. Hãy xem cụ thể về hai hình thức này nhé!

    Đại tang là gì?

    Thông thường, đại tang có thời hạn mãn tang, xả tang là 3 năm. Đây là thời gian để tang đối với những người có mối quan hệ gần gũi, đặc biệt thân thiết như tứ thân, phụ mẫu. Có nghĩa là con để tang cho cha mẹ, cha mẹ nuôi, cha mẹ chồng. Nếu cha đã mất thì cháu đích tôn để ang cho ông bà, hoặc cha và ông đã mất thì để chắt đích tôn thực hiện việc để tang cụ ông, cụ bà. Trong văn hóa Việt Nam, vợ để tang chồng cũng được xếp vào loại đại tang, thông thường thời gian là 3 năm.

    Tiểu tang

    Thời gian để tang thường được phân thành những mức sau:

    Cơ niên

    [caption id="attachment_2959" align="aligncenter" width="800"]Tùy mối quan hệ mà thời gian xả tang khác nhau Tùy mối quan hệ mà thời gian xả tang khác nhau[/caption]

    Cơ niên là việc để tang 1 năm. Thông thường, đây là thời gian cha mẹ để tang cho con trai, con dâu trưởng hay con gái chưa chồng. Con rể với cha mẹ vợ, chồng đối với cợ, anh chị em để tang cho nhau…

    Đại công trong Nghi lễ cúng mãn tang xả tang

    Đại công là giỗ hết tang được thực hiện sau 9 tháng cho những mối quan hệ của người thân thích đã đi lấy chồng. Có thể kể đến cha mẹ để tang cho con gái, con dâu thứ. Anh chị em ruột đã đi lấy chồng để tang cho nhau cũng được tính là đại công.

    Tiểu công

    Thời gian xả tang của tiểu công được tính là sau 5 tháng kể từ ngày mất. Thường nó được áp dụng với các mối quan hệ sau đây:

    • Anh chị em cùng cha khác mẹ để tang cho nhau.
    • Chị em con chú con bác để tang cho nhau.
    • Con cái để tang cho dì, vợ lẽ của cha.
    • Cháu để tang cho chú, bác, thím.
    • Cháu thực hiện để tang cho cô, chú họ, bác họ, thím họ, cô họ,cậu, dì ruột, ông bà ngoại.
    • Chắt thực hiện việc để tang cho cụ bên nội.

    Tima

    Tima là việc xả tang được thực hiện sau ngày mất trong 3 tháng. Đây là thời gian cúng mãn tang xả tang đối với người mất nhanh nhất. Được áp dụng với những trường hợp dưới đây:

    • Cha mẹ để tang cho con rể.
    • Để tang cho con cô con cậu.
    • Con dì để tang cho nhau.
    • Chắt để tang cho ông cụ họ.

    Thông thường, mọi người thường xin kết thúc thời gian sớm hơn. Đặc biệt là với những trường hợp chỉ là tiểu tang. Bởi điều này ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống.

    Những điều cần kiêng kỵ khi ở trong thời gian để tang

    Khi chưa thực hiện nghi lễ cúng mãn tang/ xả tang mọi người sẽ phải kiêng kị những vấn đề sau đây:

    • Cưới hỏi.
    • Làm lễ khai trương, mở cửa hàng mới.

    Với nhiều gia đình có tính kiêng kỵ , kỹ càng thì trong thời gian để tang sẽ không dự đám cưới, đi ăn nhà mới. Họ cho rằng điều này khiến những đám cưới, gia đình về nhà mới gặp phải những điều không may mắn.

    [caption id="attachment_2960" align="aligncenter" width="800"]Trong thực tế, mọi người thường thực hiện xả tang sớm Trong thực tế, mọi người thường thực hiện xả tang sớm[/caption]

    Tuy nhiên, hiện tại xã hội cũng thoáng hơn về vấn đề này. Sau 3 tháng kể từ ngày có tang, mọi người có thể tham gia các nghi lễ, cưới hỏi. Tuy nhiên, việc tổ chức cưới hỏi hay khai trương nhà mới là kiêng kỵ tuyệt đối.

    Lời kết

    Với bài viết này, chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu những thông tin cơ bản về nghi lễ cúng mãn tang, xả tang. Hy vọng bài viết của Đồ Cúng Tâm Linh Việt cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết.

    Trang chủ
    Menu
    Gọi Ngay
    Chat
    Liên Hệ