Các thực phẩm theo lứa tuổi mà các mẹ cần biết để giúp con phát triển khỏe mạnh

Đồ cúng Tâm Linh Việt - Nơi lưu giữ bản sắc văn hóa VN
Các thực phẩm theo lứa tuổi mà các mẹ cần biết để giúp con phát triển khỏe mạnh
Ngày đăng: 23/04/2023 14:41:41:PM   -     Lượt xem: 729
 Mục lục bài viết

    Chế độ ăn uống theo lứa tuổi đặc biệt là giai đoạn phát triển năm đầu đời là rất quan trọng. Trong một năm đầu đời, bé sẽ trải qua nhiều giai đoạn: dưới 6 tháng, từ 6 - 8 tháng, 9 - 12 tháng và trên 1 tuổi. Mỗi giai đoạn sẽ có nhu cầu dinh dưỡng riêng nên bạn cần tìm các thực phẩm theo lứa tuổi để bé phát triển khỏe mạnh. Nhóm thực phẩm lành mạnh gồm có rau, trái cây, thịt nạc, cá, ngũ cốc, gia cầm, sữa và các sản phẩm từ sữa. Mỗi lứa tuổi đều cần chất dinh dưỡng từ mỗi nhóm thực phẩm khác nhau. Đây chính là lý do mà các mẹ nên cho bé bổ sung thức ăn từ nhiều nhóm thực phẩm. Vậy làm cách nào để chọn đúng nhóm thực phẩm cho từng lứa tuổi? Hãy theo dõi những hướng dẫn cơ bản của Đồ Cúng Tâm Linh Việt ngay sau đây. 

    Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi

    6 tháng đầu đời trẻ chỉ cần nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa công thức 6 tháng đầu đời trẻ chỉ cần nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa công thức

    Trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu đời sẽ không cần bất kỳ nguồn dinh dưỡng nào khác trừ sữa mẹ, sữa công thức hoặc sự kết hợp cả 2. Lúc này sữa mẹ đã là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Đặc biệt sữa mẹ giúp trẻ xây dựng khả năng miễn dịch. Về thời gian bú mẹ, trẻ sơ sinh một ngày cần bú 8 - 12 lần hoặc tùy vào nhu cầu. Sau 4 tháng, số lần bú của bé có khả năng giảm còn 4 - 6 lần mỗi ngày. Nhưng lượng sữa mẹ trong mỗi lần bú sẽ tăng lên.  Đối với những bé bú sữa công thức thì thời gian bú sẽ tầm 6 - 8 lần 1 ngày. Trẻ sơ sinh thì bạn nên bắt đầu từ 57 - 85g sữa bột mỗi lần, 1 ngày tầm 450 - 680g. Đối với trường hợp bú sữa mẹ, số lần cho bú giảm khi bé lớn nhưng lượng sữa sẽ tăng từ 170 - 227g/lần. Hệ tiêu hóa của trẻ khá hoàn chỉnh chỉ sau 4 tháng, do đó thời điểm này bé có thể tiêu hóa những thức ăn khác không phải sữa. Chính vì vậy mà khoảng thời gian 4 - 6 tháng, ngoài sữa thì bạn có thể tập cho bé ăn dặm thức ăn lỏng. Thời điểm này đừng cho bé ăn thức ăn đặc vì dễ nghẹt thở do cơ thể chưa thích nghi. 

    Xem thêm những kiến thức hay:

    Bạn không nên cho trẻ trước 4 - 6 tháng tuổi ăn dặm (tính tuổi sinh đủ tháng). Bởi vì trẻ cần hấp thu tối đa nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ. Ngoài ra trước 4 tháng tuổi trẻ còn phản xạ đẩy lưỡi nhằm chống lại các vật chạm vào môi. Khi đến 4 - 5 tháng tuổi phản xạ này sẽ mất nên dễ tập bé ăn dặm. Tuy nhiên nếu cho bé ăn dặm quá trễ sau 6 tháng sẽ tăng nguy cơ chậm tăng trưởng. Bởi bé chỉ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức thì không đảm bảo chất dinh dưỡng phát triển. Ngoài ra bé sẽ dễ từ chối đồ ăn đặc và có nguy cơ dị ứng thức ăn.

    Các thực phẩm cho bé từ 4-6 tháng tuổi

    Ở lứa tuổi 4 - 6 tháng bạn nên bổ sung cho bé các nhóm thực phẩm sau đây:

    Hải sản

    Đầu tiên là cá cơm khô. Lưu ý vì nó nhiều muối nên bạn cần trần nước sôi nhiều lần cho nhạt rồi mới cho bé ăn. Ngoài ra còn có cá bơn với cá da trơn (món đạm thích hợp cho bé mới tập ăn). 

    Rau củ quả

    Rau diếp cá là thực phẩm có thể cho bé từ 4 - 6 tháng tuổi ăn Rau diếp cá là thực phẩm có thể cho bé từ 4 - 6 tháng tuổi ăn

    • Rau diếp cá: Bạn chỉ nên cho bé ăn diếp cá chín.
    • Cần tây và giá: Nhiều vitamin C với D cùng chất xơ rất tốt cho bé. Riêng với giá bạn nên bỏ rễ và đầu lúc nấu.
    • Củ sen và măng là 2 món bạn nên cẩn thận khi cho bé ăn. Cách tốt nhất là hầm nhừ củ sen. Măng thì có khả năng gây dị ứng với bé còn nhỏ. 
    • Cà rốt, rau bó xôi, cà chua, bí đỏ, dưa leo, hành tây, củ cải, ớt ngọt đều là các loại rau củ quả phù hợp cho bé trong giai đoạn này. Tất cả đều giàu vitamin, sắt và Betacaroten rất tốt cho bé.

    Sữa và sản phẩm từ sữa

    • Sữa chua trắng: Giai đoạn đầu tiên bạn nên cho bé ăn món này vì nó dễ kết hợp với những thực phẩm khác. 
    • Phô mai tươi và phô mai làm sẵn: Phô mai cung cấp chất béo tốt và đạm cho bé. Lưu ý với phô mai làm sẵn thì chọn loại ít muối hoặc tốt nhất là không muối. Ngoài ra bạn chỉ cho bé ăn 1 lượng nhất định.
    • Sữa: Bạn có thể cho bé uống theo yêu cầu. 
    • Váng sữa: Đây là món bạn phải cẩn trọng khi cho bé ăn trong giai đoạn này.

    Ngũ cốc

    Gạo nấu mềm rồi mới cho bé ăn Gạo nấu mềm rồi mới cho bé ăn

    • Gạo: Bạn nên nấu mềm trước khi cho bé ăn. 
    • Khoai lang hoặc khoai tây.
    • Yến mạch: Giai đoạn này thì cần cẩn trọng nếu cho bé ăn.

    Các loại thịt

    Ở giai đoạn 6 tháng đầu tiên, bạn không nên cho bé ăn thịt bất kể là gà hay bò.

    Các thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ từ 6 - 12 tháng

    Hầu hết các bé từ 6 tháng trở lên đều đã sẵn sàng để ăn thực phẩm rắn như trái cây, rau củ quả, thịt xay nhuyễn hoặc ngũ cốc cho trẻ sơ sinh. Đây cũng là khoảng thời gian bạn cần bổ sung các thực phẩm trên vì sữa mẹ lúc này không thể cung cấp đủ kẽm với sắt giúp bé phát triển. 

    Từ 6 - 8 tháng tuổi

    Giai đoạn 6 - 8 tháng tuổi, bạn có thể tiếp tục để bé bú mẹ hoặc sữa công thức trong khoảng 3 - 5 lần một ngày. Thời gian này bạn sẽ thấy bé ít bú sữa mẹ hoặc sữa công thức hơn bởi vì thức ăn đặc đã bắt đầu trở thành dinh dưỡng chính. Vậy từ 6 - 8 tháng tuổi thì cần bổ sung các thực phẩm gì cho bé? Đối với hải sản, ngoài cá cơm khô thì bạn có thể bổ sung thêm cá nục, cá hồi và cá ngừ. Lưu ý bạn cần làm chín kỹ cá trước khi cho bé ăn để tránh dị ứng. Rau củ quả thì cần bổ sung thêm khoai tây, đậu xanh, đậu Hà Lan. Ở giai đoạn này bé đã có thể ăn củ sen với măng.  Ngoài ra bạn có thể cho bé ăn sữa chua có đường tuy nhiên lựa chọn tốt nhất vẫn là loại ít đường. Váng sữa cũng chưa nên cho bé ăn lúc này. Ngũ cốc thì ngoài gạo, khoai tây và khoai lang thì bạn có thể cho bé ăn khoai môn. Tuy nhiên chú ý vấn đề nhựa khoai có thể đỏ rát miệng của bé.Ở giai đoạn này bé có thể ăn thịt lườn gà  Ở giai đoạn này bé có thể ăn thịt lườn gà

    Giai đoạn này vẫn chưa nên cho bé ăn thịt nhưng bạn có thể bổ sung gan và thịt lườn gà. Gan thì mềm, dễ chế biến trong khi lườn gà có độ béo thấp phù hợp để bé tập ăn thịt. Cách tốt nhất là bạn nên sử dụng gan gà cho bé ăn. Bên cạnh đó, bạn hãy nghiền các loại trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất cho bé như bơ, đào, chuối, táo.

    Từ 8 - 12 tháng tuổi

    Bé trong giai đoạn từ 8 - 12 tháng tuổi vẫn cần bú sữa mẹ hoặc sữa công thức trong khoảng 3 - 4 lần 1 ngày. Ở độ tuổi này, bạn đã có thể bổ sung các thịt hầm, thịt băm cho bé. Các loại thịt bạn nên cho bé ăn là ức gà (bỏ da), đùi gà (bỏ da và làm mềm thịt), thăn lợn và thịt bò cho bé ăn sau khi làm quen thịt gà. Bạn nên tập cho bé ăn thịt bò khi đã làm quen thịt gà Bạn nên tập cho bé ăn thịt bò khi đã làm quen thịt gà. Về hải sản, giai đoạn này bạn có thể cho bé tập ăn hàu, sò và các loai trai hến. Chúng đều là thực phẩm dễ tiêu, giàu dinh dưỡng nhưng cẩn thận vì có thể gây dị ứng. Một số loại như cá nục khô, mực khô, lươn nướng, cá hồi đóng hộp thì nên cẩn trọng nếu cho bé ăn.  Giai đoạn 8 - 12 tháng tuổi bạn có thể bổ sung thêm nấm cho bé. Ở 2 thời kỳ trước chưa cho bé ăn là vì nó gây khó tiêu nhưng đến thời điểm này thì bình thường. Ngũ cốc thì bạn nên bổ sung thêm miến, nui hoặc mỳ ý. Lưu ý ở giai đoạn này bạn nên nấu mềm và cắt nhỏ trước khi cho bé ăn. Đối với sản phẩm từ sữa thì bạn có thể cho bé ăn váng sữa. Tuy nhiên vì chất béo nhiều nên hãy ăn với số lượng vừa đủ. 

    Các thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên 

    Bé 1 tuổi đã ăn được tất cả thực phẩm lành mạnh mà gia đình bạn đang ăn Bé 1 tuổi đã ăn được tất cả thực phẩm lành mạnh mà gia đình bạn đang ăn

     Đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên bạn cần cho bé bú ít sữa hơn và tăng dần số lượng thức ăn dặm. Bởi vì thời điểm này bé sẽ cần nhiều nguồn dinh dưỡng có trong thịt, rau củ, trái cây, bánh mì, ngũ cốc, sữa và đặc biệt là sữa nguyên kem. Khi bạn bổ sung đầy đủ các thực phẩm trên thì bé sẽ nhận được đủ lượng vitamin, khoáng chất cần thiết để phát triển.  Lưu ý mặc dù tăng lượng thức ăn dặm nhưng sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là dinh dưỡng chính cho bé trong 1 năm đầu đời. Vì vậy mà thời điểm này khẩu phần ăn của bé vẫn có sữa chiếm đến 70%. Đây là giai đoạn bé bắt đầu học bò và đi, do đó mỗi bữa sẽ ăn ít hơn. Tuy nhiên số bữa trong ngày lại thường xuyên hơn (4 - 6 lần). Do đó bạn cần chuẩn bị thêm các bữa ăn bên cạnh khẩu phần chính của bé.  Hiện nay các bà mẹ được khuyến cáo nên đợi bé được 1 tuổi hoặc 3 tuổi trước khi cho bé thử các thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao. Ví dụ đậu phộng, cá hoặc trứng. Tất nhiên hiện chưa có nghiên cứu khẳng định việc trì hoãn này có giúp ngăn ngừa dị ứng ở trẻ hay không. Tuy nhiên các bác sĩ nhi khoa vẫn khuyên bạn nên chờ bé lớn. Đặc biệt là những bé gia đình có tiền sử dị ứng hoặc bị chàm. Nếu cần thiết bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về dinh dưỡng cho bé. 

    Quy tắc dinh dưỡng cho mọi lứa tuổi

    Cố gắng tập cho bé thói quen ăn thực phẩm dinh dưỡng Cố gắng tập cho bé thói quen ăn thực phẩm dinh dưỡng

    Người mẹ hoặc bố đóng vai trò quan trọng để giúp con lựa chọn thực phẩm lành mạnh, dinh dưỡng phù hợp cho mọi lứa tuổi và giai đoạn. Vậy làm cách nào để chọn thực phẩm dinh dưỡng phù hợp mọi lứa tuổi? Sau đây là một số phương pháp giúp bạn thiết lập và xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh cho bé:

    • Bạn hãy cho bé tham gia vào việc lên kế hoạch cũng như chuẩn bị bữa ăn. Điều này giúp bé cảm thấy hứng thú hơn với mọi bữa ăn. 
    • Bạn hãy cố gắng cùng nhau ngồi ăn thường xuyên hơn. Những bữa cơm sum họp gia đình sẽ là thời điểm gắn kết các thành viên. Đồng thời khiến các bé hình thành thói quen đến giờ cơm là ăn.
    • Hãy cố gắng tăng sự đa dạng các thực phẩm để tránh bé cảm thấy nhàm chán. Lưu ý chỉ chọn những thực phẩm lành mạnh để hỗ trợ sự tăng trưởng của bé. 
    • Bạn có thể làm sẵn một tô trái cây hoặc rau củ quả để hình thành thói quen ăn vặt lành mạnh của trẻ.
    • Cuối cùng, tủ lạnh hoặc nhà bếp bạn hãy cố gắng dự trữ thật nhiều thực phẩm dinh dưỡng lành mạnh. Nếu được bạn đừng mua các loại thực phẩm không lành mạnh để tránh bé làm quen với chúng.

    Việc thay đổi từ bú sữa mẹ/ sữa công thức đến các bữa cơm gia đình là quá trình đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Trong đó giai đoạn tập cho bé ăn dặm là bước đầu tiên và quan trọng của quá trình này. Nhìn chung trong khoảng 6 tháng đầu hoặc hơn bạn có thể cho bé ăn gạo rồi dần dần thành rau nghiền, trái cây. Đến 8 tháng tuổi thì có thể tập bé ăn sữa chua, phô mai. Cuối cùng đến 12 tháng tuổi bé đã có thể thử gần như mọi thực phẩm lành mạnh rồi đấy.

    Tag: Mẹ và bé, tư liệu tham khảo. Đồ Cúng Tâm Linh Việt - Nơi lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam

    Trang chủ
    Menu
    Gọi Ngay
    Chat
    Liên Hệ