Cho bé ăn dặm là điều mà bố mẹ nào cũng quan tâm. Việc ăn dặm đúng cách có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bé. Tuy nhiên không phải ai cũng biết khi nào thì nên cho bé ăn dặm và thực đơn ăn dặm như thế nào mới cung cấp đủ dưỡng chất cho bé.
Sau đây Đồ Cúng Tâm Linh Việt xin chia sẻ một số kiến thức tham khảo và những điều mẹ cần lưu ý khi cho bé ăn dặm
Nếu cho bé ăn dặm trễ hoặc mắc sai lầm trong việc chế biến các món ăn sẽ khiến bé bị đứng cân, chậm lớn và có hại cho hệ tiêu hóa. Mỗi người mẹ cần phải trang bị các kiến thức cơ bản trong việc cho bé ăn uống mỗi ngày để đảm bảo bé được phát triển toàn diện nhất. Những thông tin sau đây chắc chắn sẽ giúp bạn làm việc đó một cách dễ dàng hơn.

Nên cho bé ăn dặm lúc nào?
Mục luc bài viết
Thời gian cho bé ăn dặm rất quan trọng, sớm cũng không được mà muộn cũng không tốt. Lý tưởng nhất là khi bé được 6 tháng tuổi. Giai đoạn này em bé cần phải hấp thụ 700kcal/ngày nhưng sữa mẹ chỉ có thể cung cấp được khoảng 450 kcal/ngày. Nếu thiếu chất, bé sẽ dễ mắc những bệnh như còi xương, thiếu máu. Vì vậy ăn dặm sẽ giúp cho bé đủ lượng dinh dưỡng cần thiết để phát triển khỏe mạnh và ổn định.
Xem thêm 1 số kiến thức
10 Tuần khủng hoảng nhất của trẻ mẹ nên biết để cùng con vượt qua
Với những em bé vì những lý do khách quan mà trước đó đã được bú sữa ngoài hoặc dùng những thức ăn khác ngoài sữa mẹ thì thời điểm ăn dặm tốt nhất là 4–6 tháng tuổi. Còn với những em bé bình thường, bác sĩ khuyên nên bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu tiên. Sau đó thì bắt đầu ăn dặm. Nếu quá 6 tháng em bé vẫn chưa được bổ sung chất dinh dưỡng từ phương pháp ăn dặm thì sẽ bị đứng cân, phát triển chậm.
Tuy nhiên, mẹ cũng không nên cho bé ăn dặm trước 4 tháng tuổi. Lúc này hệ tiêu hóa của bé vẫn còn yếu, cơ thể chưa có đủ men amylase để tiêu hóa chất bột do đó khi ăn thức ăn ngoài bé sẽ khó tiêu hóa và dễ chán sữa mẹ. Với trẻ em những năm đầu đời sữa mẹ vẫn là nguồn thức ăn quan trọng và tốt nhất.

Thực đơn ăn dặm cần những gì?
Thực đơn ăn dặm của bé cần phải có sự khoa học, kết hợp đủ các nhóm chất dinh dưỡng gồm chất đạm, tinh bột và đường, chất xơ, chất béo.
Chất đạm
Chất đạm vô cùng quan trọng cho những năm tháng đầu đời của bé. Chúng cung cấp các axit amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi các tế bào. Chất đạm gồm có đạm động vật và đạm thực vật, mẹ cần cho bé ăn kết hợp 2 loại này tuy nhiên không nên ăn quá nhiều.
Khi bắt đầu cho bé ăn dặm hãy bổ sung đạm từ thịt lợn, thịt gà, lòng đỏ trứng và các loại đỗ. Sau đó khi bé khoảng 7 tháng tuổi thì cho ăn thêm tôm cua, bò hoặc cá.
Tinh bột và đường
Tinh bột và đường có nhiều ở các loại gạo và củ quả. Mẹ có thể nấu cháo gạo loãng rồi nghiền nhỏ để cho bé ăn dặm. Nếu ăn cháo nhiều ngày bé cũng sẽ chán nên hãy kết hợp thêm cháo yến mạch, khoai nghiền thật nhỏ để cải thiện vị giác cho bé. Mẹ nên tránh gạo nếp, chỉ nên dùng gạo tẻ vì nếp đặc nên khó tiêu hóa.
Chất xơ
Chất xơ có nhiều trong rau củ và các loại trái cây. Vì em bé chưa tiêu hóa được những thức ăn lớn nên mẹ có thể xay trái cây như chuối, đu đủ, xoài hoặc vắt nước cam cho bé uống. Đa phần em bé đều thích nhóm thức ăn này nên việc cho bé ăn cũng khá dễ dàng.
Chất béo
Chất béo bao gồm chất béo thực vật (các loại dầu mè, dầu đậu nành…) và chất béo động vật (các loại mỡ heo, mỡ gà…). Bé cần cả 2 loại này để phát triển toàn diện. Chất béo cung cấp cho bé năng lượng và là dung môi hòa tan các vitamin tiếp nhận từ thức ăn.

Công thức nấu các món ăn dặm đơn giản và đủ chất
Để cho mẹ dễ hình dung hơn, dưới đây là 3 công thức ăn dặm đơn giản nhưng đầy đủ chất mà mẹ có thể áp dụng.
-
Cháo thịt heo, bí đỏ, hạt sen và lá ngót
Thịt heo luộc lên, cắt từng miếng nhỏ. Lá ngót rửa sạch cũng đem ra cắt nhỏ. Bí đỏ và hạt sen có thể luộc hoặc hấp lên cho chín mềm. Gạo cho nhiều nước để nấu lên thành cháo. Chuẩn bị một máy xay sạch, cho thịt heo và lá ngót vào xay nhuyễn, sau đó cho bí đỏ và hạt sen chín vào xay cùng, tiếp theo là cháo. Khi đã nhuyễn thì đổ ra nồi và nấu lên, nêm nếm thật nhạt, cho thêm 1 muỗng dầu ô liu vào rồi để nguội.
Với công thức này mẹ cũng có thể thay thế thịt heo thành thịt gà
-
Cháo thịt bò, cà rốt, khoai tây và hạt sen
Thịt bò rửa sạch rồi bằm nhuyễn sau đó cho vào máy xay sống. Cà rốt, khoai tây và hạt sen hấp chín. Cháo nấu loãng sau đó bỏ vào máy xay, xay cùng với cà rốt, khoai tây và hạt sen. Sau khi đã nhuyễn thì đổ ra nồi nấu lên, khi cháo sôi cho thịt bò đã xay vào nấu chung. Nêm nếm thật nhạt. Có thể thêm một muỗng dầu ô liu vào.
-
Cháo cá hồi, khoai tây và cải xoăn
Rửa sạch cải xoăn rồi cắt nhỏ. Khoai tây đem hấp chín. Cá hồi cắt miếng nhỏ rồi xào qua với dầu ô liu. Cháo nấu chín loãng. Sau đó cho tất cả cháo, cải xoăn, khoai tây và cá hồi vào xay nhuyễn. Cho vào nồi nấu sôi rồi nêm nếm một ít gia vị là xong.
-
Bột thịt bò bí ngòi
Bột cho bé ăn dặm có thể đem chế biến thức ăn để bé đỡ ngán. Đầu tiên cần rửa sạch thịt bò rồi đem hầm cho mềm. Sau khi thịt chín thì cắt nhỏ rồi cho vào máy xay xay nhuyễn. Bí ngòi cắt nhỏ rồi hấp chín. Nấu bột ăn dặm như bình thường. Cho tất cả bột, thịt bò và bí ngòi vào máy xay để xay thêm một lần nữa rồi đổ ra nồi đun thêm khoảng 5 phút là có thể cho bé ăn được. Mẹ có thể thay thịt bò thành thịt lợn hoặc thịt gà tùy ý.
-
Cà rốt, bắp nghiền và sữa mẹ
Có thể dùng sữa mẹ để chế biến món ăn dặm cho bé, cách này sẽ giúp em bé dễ thích nghi với sự thay đổi mới hơn. Cà rốt với bắp hấp chín rồi cho vào máy xay, thêm một ít sữa mẹ và xay nhuyễn tất cả.
-
Bột bí đỏ
Đây là món ăn mẹ có thể làm cho bé khi không có nhiều thời gian mà vẫn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Bí đỏ rửa sạch, cắt lát rồi hấp chín. Nấu bột ăn dặm như bình thường. Sau đó cho bột và bí đỏ vào máy xay để xay nhuyễn là xong. Công thức này có thể thay bột ăn dặm thành sữa mẹ để đa dạng thêm món ăn cho bé.

Những điều cần lưu ý khi cho bé ăn dặm
Để cho bé ăn dặm đúng cách và thành công mẹ cần lưu ý những điều sau đây:
- Kiên nhẫn cho bé ăn từ từ, đừng ép bé
- Ăn dặm phải kết hợp với bú sữa mẹ, không cắt sữa khi cho bé ăn dặm
- Tăng lượng thức ăn từng chút một. Ban đầu chỉ nên cho bé ăn 1 muỗng rồi nâng lên từ từ. Bé cần phải có thời gian làm quen với thức ăn mới
- Nếu bé không muốn ăn hãy ngưng khoảng vài ngày rồi tiếp tục
- Nên bắt đầu cho bé ăn dặm bằng ngũ cốc vì loại thức ăn này có vị ngọt gần giống sữa mẹ
- Không cho bé ăn mặn, chứa nhiều dầu mỡ hay thực phẩm cay. Chỉ nên nêm nếm thật nhạt và dùng loại hạt nêm được chuyên gia khuyên dùng cho em bé.

Cho bé ăn dặm đúng cách và đúng thời điểm rất tốt cho sự phát triển của bé. Tuy nhiên để quá trình tập cho bé ăn dặm mẹ cần có nhiều sự kiên nhẫn và công sức để tìm hiểu về các món ăn hay lượng dinh dưỡng có trong từng món. Nếu bé đã quen với việc ăn dặm thì mẹ sẽ đỡ vất vả hơn nhiều đấy. Đừng quá lo lắng khi thay đổi cho bé thói quen bú mẹ sang ăn dặm, em bé của chúng ta cần sự thay đổi này để phát triển toàn diện hơn về thể chất lẫn trí tuệ.
Bài viết liên quan
Cúng Thôi Nôi Đơn Giản Chuẩn Nhất!
Lễ cúng thôi nôi còn được xem là lễ cúng đầy năm đầu tiên của
Th11
Cúng Thôi Nôi Chay Hay Mặn?
Cúng đầy năm cho bé như thế nào để đúng chuẩn tâm linh? cúng thôi
Th11
Người có căn cô Chín & Tính cách của người có căn?
Ăn lộc cô Chín, sát căn cô Chín | Đạo Mẫu Mục luc bài viết
Th5
Hoa Ưu Đàm, Ý Nghĩa Và Hướng Dẫn Cách Nhận Biết
Hoa Ưu Đàm Là Gì? Mục luc bài viết Hoa Ưu Đàm Là Gì?Hoa ưu
Th1
Lễ cất nóc là gì? Chuẩn bị mâm lễ cúng cất nóc nhà như thế nào
Trong truyền thống văn hóa của người Việt Nam khi làm nhà có 3 nghi
Th12
Thành kính phân ưu là gì? Ý nghĩa mà nhiều người chưa hiểu về nó
Thành Kính Phân Ưu Là Gì ? Mục luc bài viết Thành Kính Phân Ưu
Th8