Kiến thức về thóp của bé và những điều mà mẹ cần phải biết

Đồ cúng Tâm Linh Việt - Nơi lưu giữ bản sắc văn hóa VN
Kiến thức về thóp của bé và những điều mà mẹ cần phải biết
Ngày đăng: 23/04/2023 14:41:41:PM   -     Lượt xem: 700
 Mục lục bài viết

    Thóp là gì và tại sao mẹ phải cần biết những kiến thức cơ bản về thóp? Đây là điều mà rất nhiều người quan tâm. Làm mẹ là một “công việc” toàn thời gian và cần sự hiểu biết của đa dạng các vấn đề liên quan đến em bé. Mẹ cũng có thể hóa thân thành một “bác sĩ” tại gia để bắt bệnh cho con dựa vào những kiến thức đơn giản. Thóp là một trong những điều mà mẹ cần biết.  Thóp của em bé sẽ có sự thay đổi qua thời gian. Mẹ có thể quan sát sự phát triển của thóp để biết em bé có đang gặp phải những vấn đề về sức khỏe hay không. Để biết được điều đó mẹ cần phải nắm được những thông tin mà bài viết dưới đây đề cập đến. Những điều mẹ cần biết về thóp của em bé Những điều mẹ cần biết về thóp của em bé

    Thóp là gì? 

    Thóp là xương đỉnh đầu nhưng chưa khép lại hết vì vậy thóp còn được gọi là cửa đỉnh đầu. Thóp có hình bình hành và có nhiều kích thước khác nhau ở mỗi đứa trẻ, thông thường khoảng  2.5 x 2.5 cm.  Nhiều người không biết rằng khi em bé còn trong bụng mẹ sở hữu đến 6 cái thóp gồm thóp trước, thóp sau và 4 thóp nằm ở 2 bên (mỗi bên 2 cái). Tuy nhiên vào những tuần cuối của thai kỳ 4 thóp ở 2 bên đã đóng lại chỉ còn thóp trước và thóp sau vẫn tiếp tục mở cả sau khi em bé ra đời. 

    Xem thêm kiến thức hay:

    Thóp trước nằm ở giữa xương đỉnh và xương trán. Thóp sau nằm ở giữa xương đỉnh và xương chẩm, thóp sau thì có hình tam giác là nhỏ hơn thóp trước. Kích thước của thóp một phần là do yếu tố di truyền nhưng phần lớn là do thức ăn mà mẹ tiếp nhận vào cơ thể khi mang bầu. Nếu mẹ ăn nhiều canxi thóp của bé khi sinh ra sẽ nhỏ, ngược lại nếu cung cấp không đủ lượng canxi thì thóp sẽ to. Do đó mẹ cần chú ý thực đơn của mình để tránh làm ảnh hưởng đến em bé.

    Thóp có tác dụng gì?

    Thóp là bộ phận vô cùng quan trọng bởi chúng bảo vệ bộ não của bé trước áp suất bên ngoài. Khi bé được mẹ sinh ra đầu phải chịu một sức ép khá lớn. Nếu không có các khoảng trống này em bé sẽ bị đau và thậm chí là chảy máu trong não. Không chỉ thế thóp còn bảo vệ bé tránh khỏi những tổn thương khi va chạm bên ngoài. Chúng ta nhìn thấy thóp là một khoảng da mềm tuy nhiên lớp da này có cấu tạo vô cùng chắc chắn và hoàn thiện.Thóp là gì và thóp có tác dụng gì đối với em bé Thóp là gì và thóp có tác dụng gì đối với em bé

    Thóp của bé như thế nào là bình thường? 

    Thóp trước của em bé không cố định kích thước mà chúng sẽ lớn dần sau khoảng 2 – 3 tháng khi em bé ra đời. Đây là khoảng thời gian mà chu vi đầu rộng ra do đó thóp cũng phải nới rộng. Tuy nhiên sau đó chúng sẽ từ từ thu hẹp lại và đóng hẳn sau khoảng 12 – 18 tháng tuổi.  Ngược lại với thóp trước, thóp sau đã thu hẹp ngay từ khi sinh ra, chúng chỉ có kích thước rất nhỏ cỡ đầu móng tay. Sau đó khoảng 4 tháng thì khép kín hoàn toàn. Vì vậy cho nên nhiều mẹ đã nghĩ rằng em bé chỉ có 1 thóp là thóp trước mà thôi.  Mẹ có thể quan sát và sờ vào để biết thóp của bé có bình thường hay không. Thóp bình thường sẽ bằng phẳng, đập phập phồng nhẹ nhàng theo nhịp đập của mạch tim. Khi sờ vào sẽ có cảm giác mềm, bên trong rỗng.

    Bắt bệnh cho bé thông qua thời gian đóng thóp

    Thóp đóng hay mở vô cùng quan trọng, đây sẽ là dấu hiệu để mẹ biết được con mình có đang phát triển bình thường hay có các vấn đề bất thường nào hay không.  Nếu trước 2 tháng mà thóp của bé đã đóng lại thì có nghĩa não hoặc xương đầu bị cốt hóa sớm, phần đại não không thể phát triển như bình thường. Điều này có thể dẫn đến trí tuệ của bé bị ảnh hưởng. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, có thể là do bẩm sinh, do mẹ nhiễm tia X khi mang thai hoặc do bé bị viêm não.  Ngược lại thóp không đóng mà ngày càng mở rộng hơn cũng là dấu hiệu đáng lo ngại. Nguyên nhân có thể là do tuyến giáp có vấn đề khiến khung xương sọ không hoàn thiện. Điều này dẫn đến xương chậm cốt hóa.Thời gian đóng thóp thể hiện được tình trạng sức khỏe của bé Thời gian đóng thóp thể hiện được tình trạng sức khỏe của bé

    Bắt bệnh cho bé thông qua việc quan sát tình trạng của thóp

    Thóp em bé thể hiện được rất nhiều vấn đề về sức khỏe. Ngoài việc kiểm tra thời gian đóng thóp thì mẹ cũng có thể bắt bệnh cho bé dựa vào tình trạng của thóp.  Thời gian đóng thóp đã nói trên là thời gian chuẩn, mẹ có thể canh thời gian đó để quan sát. Nếu chưa tới thời gian đóng mà thóp đã đầy đặn, phồng lên thì cần phải đem bé đến bệnh viện để kiểm tra. Đây là dấu hiệu của tăng áp lực nội soi. Chúng có thể gây ra bệnh huyết áp cho bé hoặc nặng hơn là những căn bệnh nghiêm trọng như viêm màng não, não úng thủy… Nếu thóp không bằng phẳng, mềm mại mà bị lõm xuống chứng tỏ bé đang bị mất nước nghiêm trọng. Đi kèm với dấu hiệu này là tình trạng nôn ói, tiêu chảy, suy dinh dưỡng… Nếu để lâu sẽ rất nguy hiểm nên tốt nhất mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời tránh những hậu quả xấu hơn. Thời gian đóng thóp thể hiện được tình trạng sức khỏe của bé Thời gian đóng thóp thể hiện được tình trạng sức khỏe của bé

    Thóp của mỗi em bé đều có sự khác nhau do đó đừng quá lo lắng nếu thóp của con bạn to hoặc nhỏ hơn đứa trẻ khác. Đây là bộ phận quan trọng bảo vệ phần đầu cho bé và cũng sẽ là tín hiệu giúp chúng ta biết được một số tình trạng sức khỏe của em bé. Mẹ hoặc người trực tiếp chăm sóc bé cần phải nắm rõ những thông tin trên đây để có cách bảo vệ và chăm sóc thiên thần nhỏ của mình nhé.

    Tag: Mẹ và bé, tư liệu tham khảo. Đồ Cúng Tâm Linh Việt - Nơi lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam

    Trang chủ
    Menu
    Gọi Ngay
    Chat
    Liên Hệ